Giao thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hải Dương (Trang 47)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.1. Giao thông

Hệ thống giao thông tỉnh Hải Dương từ sau khi tái lập tỉnh (năm 1977) đến nay bao gồm đường bộ, đường sông và đường sắt tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt từ tỉnh đến các huyện, thị trấn, xã, thôn… và kết hợp với giao thông của các tỉnh lân cận, liên thông với mạng lưới giao thông của toàn quốc.

* Đƣờng bộ: Hệ thống đường bộ của tỉnh bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị và đường giao thông nông thôn. Tonge chiều dài đường bộ trên toàn tỉnh là 9.205,96 km.

Hệ thống quốc lộ qua địa phận tỉnh Hải Dương gồm 6 tuyến với chiều dài 115km. Tất cả các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh đã được trải bê tong nhựa chất lượng tốt, chất lượng kĩ thuật cao, hệ thống cầu cống vĩnh cửu, có thể chịu được trọng tải lớn.

- Quốc lộ 5 xuất phát từ Hà Nội đến Hải Phòng, chạy qua tỉnh 44,8km với 4 làn xe và các công trình cầu cống xay dựng vĩnh cửu. Đây là cung đường trọng điểm, phục vụ việc vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng về Hà Nội.

- Quốc lộ số 10: Bắt đầu từ tỉnh Quảng Ninh qua các tỉnh duyên hải phía

Bắc và kết thúc tại tỉnh Thanh Hóa, chạy ngang qua tỉnh Hải Dương 1km. Đây là cung đường liên thông các tỉnh kinh tế quan trọng, sau khi cải tạo năm 2002 mới đi qua địa phận tỉnh Hải Dương.

- Quốc lộ số 18: xuất phát từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến Quảng Ninh. Đoạn chạy qua Chí Linh – Hải Dương dài 20 km đặt tiêu chuẩn đường cấp 3. Đây cũng là cung đường quan trọng trong lưu thông hàng hóa, và phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch.

- Quốc lộ 37: Đoạn đi qua tỉnh Hải dương (xã Cộng Hòa đến xã Lê Lợi) dài 12,4

km. Đây là cung đường vành đai chiến lược quốc gia, trực tiếp đi qua khu du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc.

- Quốc lộ 38: dài 13 km, phần lớn tuyến đường kết cấu bằng bê tông nhựa. Là

đường cấp 3 đồng bằng

- Quốc lộ 183: Toàn bộ chiều dài thuộc địa phẩn tỉnh Hải Dương, nối từ quốc lộ

5 đến quốc lộ 18. Là đường cấp 1 đồng bằng.

Ngoài ra các hệ thống đường liên tỉnh, huyện, xã…được phân bố đều trên địa bàn tỉnh, kết nối trung tâm các xã, huyện với trung tâm thành phố Hải Dương, các trung tâm kinh tế của tình. Hệ thống đường liên tỉnh gồm 13 tuyến với tổng chiều dài là 256,9 km; đường huyện gồm 27 tuyến với chiều dài 356,58 km; tổng chiều dài đường nông thôn là 8.417,6 khách.

Bảng 1.1: Bảng số liệu các tuyến đường liên tỉnh

STT Tên

đƣờng Điểm đầu Điểm cuối

Chiều dài(km)

1 186 Cộng Hòa – Kinh Môn Thất Hùng – Kinh Môn 14,2

2 189 Thất Hùng – Kinh Môn Hiệp Sơn – Kinh Môn 6,5

4 20A Kẻ Sặt – Bình Giang Tân Hương – Ninh Giang

30,5

5 20B Lam Sơn – Thanh Miện Tiền Phong – Thanh

Miện

12

6 183B Nam Đồng – Nam Sách Thanh Lâm – Nam Sách 8,4

7 191 Hải Tân – Hải Dương Nguyên Giáp – Tứ Kì 26,5

8 17A TT. Gia Lộc – Gia Lộc Linh Giang – Linh Giang 22

9 17D Linh Giang – Linh Giang Nguyên Giáp – Tứ Kì 10,9

10 39B Bình Hàn – Hải Dương Cao Thắng – Thanh

Miện

30

11 194A Cẩm Vũ – Cẩm Giàng Thái Dương – Bình

Giang

19,5

12 190A Nam Đồng – Thanh Hà Thanh Cường – Thanh

23,2

13 39D TT Gia Lộc – Gia Lộc Tân Trào – Thanh Miện 21

Nguồn: Báo Hải Dương * Đƣờng thủy: Hệ thống kênh ngòi, sông mương trên địa bàn tỉnh được phân bố đều khắp các huyện, xã, tạo nên ưu thế về giao thông vận tải đường sông của địa phương. Đa số các tuyến đường sông của tỉnh có điều kiện địa chất ổn định, ít sói lở.

Toàn tỉnh có 400km đường sông, tàu thuyền 500 tấn dễ dàng qua lại, trong đó có những tuyến sông do Trung ương quản lí dài 274,5 km. Hệ thống đường sông do TW quản lí là những con sông lớn như: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy… có tầm quan trọng trong việc phục vụ vận chuyển hàng hóa của các tỉnh phía Bắc. Đây là những tuyến đường thủy có nhiều tiềm năng lớn trong việc xây dựng phát triển các kế hoạch về kinh tế, du lịch.

Bảng 1.2: Bảng các tuyến đường sông:

Tên sông Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (km)

Sông Thương Ngã ba Lác Ngã ba Nhãn 10

Sông Kinh Thầy Ngã ba Nấu Khê Ngã Ba Trại Sơn 51,5

Sông Kinh Môn Ngã ba Kèo Ngã ba Nống 45

Sông Lai Vu Ngã ba Vũ Xá Ngã ba cửa Dưa 26

Sông Gùa Ngã ba Mũi Gươm Ngã ba của Dưa 4

Sông Mía Ngã ba Mía Thái Bình Ngã ba Mía sông Văn Úc 3

Sông Cầu Xe Ngã ba sông Cầu xe Ngã ba Mía Thái Bình 3

Sông Thái Bình Ngã ba Nấu Khê Ngã ba Mía Thái Bình 57

Sông Mạo Khê Ngã ba Bến Triều Ngã ba Bến Đụn 18

Sông Phi Liệt Ngã ba Trại Sơn Ngã ba Bến Đụn 8

Sông Hàn Ngã ba Trại Sơn Ngã ba Nống 10

Sông Luộc Bến Trại Quý Cao 39

(Bảng 11.2 – Địa chí Hải Dương tập 1)

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có ba cảng sông lớn, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 600 tấn: cảng Cống Châu, cảng Phả Lại,cảng Hoàng Thạch. Những cảng sông này có nhiệm vụ quan trọng trong kinh tế, và phục vụ cho nhu cầu trong hoạt động du lịch.

* Đƣờng sắt:

Tổng chiều dài các tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh là 68,17 km, gồm 3 tuyến:

- Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng: tuyến đường này gần như chạy song song với đường số 5, đáp ứng vận chuyển hàng hóa, du khách, đi qua 7 ga trong tỉnh Hải Dương.

- Tuyến đường sắt Kép – Hạ Long chạy qua ga Chí Linh, là tuyến đường vận

chuyển hàng hóa nông sản của các tỉnh phía Bắc ra nước ngoài qua cảng cái Lân. Đồng thời vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại.

- Tuyến đường sắt Chí Linh – Cổ Thành: Tuyến đường nằm gọn trên địa bàn huyện Chí Linh, dài 16km.

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhà máy nhiệt điện Phả Lại, công suất 440MW, hệ thống lưới điện hoàn chỉnh đảm bảo cung cấp điện an toàn, chất lượng, ổn định. Tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kv, tổng dung lượng 197 MVA, và 11 trạm 35/10 kv, phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Hệ thống điện lưới luôn đảm bảo tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hàng năm, Hải Dương luôn duy trì hoạt động bảo dưỡng và phát triển mạng lưới điện của tỉnh.

1.2.3. Hệ thống cấp, thoát nước

Bên cạnh việc bảo vệ nguồn nước thiên nhiên, hiện nay Hải Dương đã có một số trạm cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân: Trạm cung cấp nước Hải Dương, trại cung cấp nước Văn An (Chí Linh), trạm cung cấp nước Nam Sách… Các hệ thống giếng khoan, giếng đào phân bố rộng khắp các huyện, xã, thôn, các hộ gia đình… luôn đảm bảo đầy đủ nước sinh hoạt cho người dân. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch.

1.2.4. Hệ thống thông tin liên lạc

Mạng lưới bưu chính viến thông đã phủ sóng rộng khắp toàn tỉnh, 100% các thôn xã luôn đảm bảo sóng liên lạc trong tỉnh, đi cả nước và quốc tế.

Năm 2004 Sở Bưu chính – Viễn thông được thành lập và đến nay đã thực hiện tốt chức năng của mình: quản lí về bưu chính, viến thông, công nghệ thông tin, enternet, truyền dẫn phát sóng. Đồng thời xây dựng mạng lưới truyền dẫn cáp quang đạt tốc độ cao. Tính đến năm 2007, toàn tỉnh đạt 23,5 máy điện thoại/ 100 dân, các doanh nghiệp hoạt động viễn thông đã phát triển thêm hàng nghìn thuê bao điện thoại mới. Hiện nay đã ngang bắng mức bình quân số máy/ dân. Đây là sự phát triển vượt bậc, điều này giúp cho các công ty lữ hành có thể giữ vững liên lạc, cập nhật thông tin một cách nhanh và đầy đủ nhất đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

1.3. Hệ thống cơ chế, chính sách phát triển du lịch.

Các doanh nghiệp lữ hành chỉ có thể phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước hay quốc tế khi mà các điều kiện chính trị luật pháp của nơi đến và nơi đi du lịch cho phép. Các cơ chế chính sách luật phát của nhà nước, địa phương tổ chức hoạt động du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển nền

du lịch của quốc gia, địa phương mình. Điều kiện thuận lợi của chính trị, luật pháp cho hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp, tổ chức, địa phương được thể hiện qua:

* Điều kiện chính trị.

Một nền chính trị hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự an toàn, an ninh cho người tiêu dùng du lịch và người sản xuất du lịch. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được nền hòa bình vững chắc và thịnh vựng so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự đi lên của kinh tế, đồng thời cũng thu hút sự đầu tư và mối quan tâm của các nước trên thế giới vào Việt Nam. Hải Dương trong quá trình đổi mới và phát triển vẫn không làm mất đi bản sắc của dân tộc mình. Chính môi trường sống mang theo dấu ấn của một dân tộc hòa bình, thân thiện đã tạo cho Hải Dương một điểm nhấn trong du lịch văn hóa.

* Chính sách khuyến khích phát triển du lịch:

Các quốc gia, vùng miền cần có một đường lối khuyến khích du lịch phát triển, chính sách, biện pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu phát triển du lịch. Các chính sách khuyến khích du lịch này phải trải đều đồng bộ từ cấp trung ương đến các cấp cơ sở, tùy vào vùng miền có những biện pháp thúc đẩy khác nhau.

Với tính chất là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch không chỉ “bó” hẹp trong một lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau. Đồng thời tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn giữa các bên liên quan, thu hút nguồn vốn đầu tư và nguồn khách du lịch.

Nắm rõ được điều đó, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kì 1995 – 2010 và định hướng chiến lược du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã xá định trung tâm Hà Nội cùng vùng phụ cận là một trong bảy địa bàn trọng điểm của du lịch Việt Nam. Hải Dương là một trong những tỉnh thuộc địa bàn này. Việc liên kết này cho phép Hải Dương khai thác tốt hơn nguồn du khách quốc tế và các khu vực lân cận. Đồng thời, chính sách này cũng giúp cho du lịch hải Dương có được

sự hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các sản phẩm du lịch, đào tọa phát triển nguồn nhân lực du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Năm 2013 được Chính phủ quyết định là năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng. Năm 2012, đoàn công tác của Tổng cục du lịch đã trực tiếp đến làm việc tại Hải Dương để chuẩn bị cho sự kiện này. Đoàn đã cùng với Sở Du lịch tỉnh Hải Dương đưa ra những biện pháp thích hợp dựa hoàn toàn vào tài nguyên du lịch sẵn có để tạo điểm nhấn cho tỉnh – du lịch văn hóa. Tỉnh đã quyết định tổ chức hai sự kiện hưởng ứng là lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc và chương trình làng gốm cổ Chu Đậu nhằm khẳng định vị thế và bản sắc của du lịch địa phương trong khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung.

Để quản lí, khai thác và phát huy tiềm năng du lịch nhằm phát triển một ngành kinh tế được coi là trọng điểm của tỉnh, năm 2004 quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến 2020 đã được xây dựng và quyết định số 1433/QĐ – UBND ngày 14/6/2004 của UBND tỉnh Hải Dương. Xây dựng một quy hoạch tổng thể giúp định hướng tốt cho hướng đi của du lịch trước thị trường cạnh tranh ngày một tăng cao. Tạo cơ sở pháp lí cho việc quản lí và khai thác hiệu quả những tiềm năng đa dạng và phong phú; hình thành các khu, tuyến, điểm du lịch trong tỉnh… Bản quy hoạch cong đưa ra nội dung danh sách những sản phẩm du lịch của địa phương để tạo điểm nhấn cho du lịch từng vùng, điểm du lịch cụ thể.

Bên cạnh tổ chức bộ máy để xúc tiến du lịch, các quy chế tổ chức xúc tiến, tỉnh Hải Dương còn dành một khoản đầu tư lớn cho kế hoạch phát triển du lịch những năm sắp tới. Đầu tư hướng vào xây dựng vào khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, điểm dừng chân du lịch, vận chuyển khách du lịch. Đầu tư vào bảo tồn các khu du tích lịch sử , văn hóa của tỉnh; bảo tồn môi trường du lịch tự nhiên trước tác động của khí hậu và khách du lịch. Tổng số vốn đầu tư của tỉnh lên đến 3000 tỷ đồng.

Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương cũng chú trọng đến các chiến lược quảng cáo cho du lịch tỉnh. Phát hành sách, tranh ảnh quảng bá cho hình ảnh du lịch; tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng định hướng cho du lịch; các cuộc thi sáng tạo hình ảnh du lịch mang dấu ấn của văn hóa địa phương; phát hành đĩa DVD; chú trọng tạo các điểm đến du lịch, khu du lịch quảng bá rộng rãi qua mạng enternet…

Như vậy, tỉnh Hải Dương đã có rất nhiều chính sách tích cực khuyến khích sự phát triển của du lịch dựa trên định hướng phát triển du lịch chung của cả nước. Đồng thời đã đưa ra cho mình những hướng đi riêng để khẳng định dấu ấn của bản thân trong thị thường du lịch sôi động và nhiều cạnh tranh.

* Tỷ giá quy đổi tiền tệ ổn định, phù hợp.

Việc đảm bảo tỷ giá quy định tiền tệ ổn định và chính xác phục vụ thuận lợi cho khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế trong quá trình sử dụng các dịch vụ , sản phẩm du lịch. Sự đầy đủ, toàn diện, đồng bộ của hệ thống tài chính trong tỉnh dựa trên hệ thống pháp luật của nhà nước Việt Nam, làm tăng hiệu quả, giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; thu hút đầu tư ổn định từ bên ngoài. Mặt khác đóng vai trò quyết định tới việc đảm bảo tính tiện lợi, an toàn trong kì vọng của khách du lịch khi tiêu dùng chương trình du lịch, làm tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, tạo sự thuận lợi cho các nhà kinh doanh lữ hành thu hút khách du lịch.

1.4. Đánh giá chung

Qua việc thống kê, phân tích, nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch, ta thấy Hải Dương có tiềm năng du lịch lớn, là điều kiện để tỉnh đưa du lịch lên trở thành ngành kinh tế trọng điểm.

1.4.1. Thuận lợi

Tài nguyên du lịch, phong phú: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dồi dào là điều kiện để phát triển các điểm du lịch, đảm bảo cho việc khai thác các tiềm năng du lịch sẵn có của tỉnh. Sở hữu một hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa phong phú và đa dạng là điều kiện để Hải Dương xây dựng ngành du lịch năng động. Ngoài những thắng cảnh di tích tự nhiên, Hải Dương có rất

nhiều các làng nghề, lễ hội truyền thống. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa gắn liền với du lịch ngành nghề truyền thống ở nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với cung cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hải Dương (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)