7. Đóng góp của luận văn
2.1.3. Phân tích nhu cầu của khách
2.1.3.1. Du lịch tín ngưỡng tâm linh
Du lịch tín ngưỡng - tâm linh là một hình thức phát triển rất mạnh ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Du khách đi theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh, cũng bái, cầu nguyện.. Tại đây, du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổi tiếng. Du lịch tín ngưỡng – tâm linh luôn gắn với đức tin và hướng thiện. Nó khai thác yếu tố tôn giáo hoặc lịch sử dân tộc, tín ngưỡng dân gian. Một địa điểm hành hương có xuất xứ từ cội nguồn dân tộc, mang yếu tố tín ngưỡng tôn giáo sẽ đem lại niềm tin cho du khách về sức mạnh nội tâm, tìm đến sự an lạc trong tâm tư, thăng hoa trong cuộc sống hướng thiện. Đây là mục đích cao nhất của hành trình du lịch văn hóa - tín ngưỡng.
Hải Dương sở hữu một số lượng lớn các chùa chiền và đình đền gắn liền với các danh nhân lịch sử ở tất cả các lính vực… Khi du khách đến đây họ mang theo tâm nguyện, cúng cầu, xin được ân phát từ các bậc “thánh” về mọi mặt. Thường là những du khách kết hợp du xuân và xin lễ đầu xuân nhằm thảo mãn nhu cầu tâm linh, tư tưởng. Bên cạnh đó ở các lễ hội của Hải Dương thường có những hoạt động diễn xưỡng về tâm linh có dấu ấn từ lâu trong du khách, những hành động này thường lôi kéo những tín đồ của Phật giáo hay đạo Mẫu… Bên cạnh việc phát triển hơn nữa các hoạt động tín ngưỡng tâm linh phục vụ cho du lịch thì chính quyền quản lí các cấp ở Hải Dương cũng cần quản lí chặt chẽ các hoạt động này để không biến sản phẩm du lịch đặc thù này thành những tò mang tính dị đoan mê tín.
2.1.3.2. Tham quan
Có thể nói khách du lịch có mục đích tham quan là lượng khách du lịch chủ yếu nhất đến với Hải Dương. Khách du lịch có mục đích tham quan thường là những du khách tìm đến các địa điểm có thắng cảnh đẹp, những tài nguyên du lịch tự nhiên lạ, những danh thắng có cảnh sắc tự nhiên độc đáo. Với nguồn danh thắng còn khá nguyên sơ và tự nhiên, Hải Dương có thể đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách; đặc biệt là các khu di tích danh thắng như Khu DT Phượng Hoàng. Những khu danh thắng này có sự đa dạng về loại địa hình, cảnh sắc phong phú , khách du lịch sẽ được trải nghiệm đầy đủ các cảnh sắc của núi, đồng bằng, những hang động… Bên cạnh đó, tỉnh còn đáp ứng được nhu cầu tham quan các làng nghề của du khách. Du khách có nhu cầu tham quan làng nghề truyền thống có thể hoàn toàn thỏa mãn với hệ thống làng nghề phong phú, nhiều nghành nghề, có thể tham gia vào các hoạt động làm sản phẩm luu niệm từ cac làng nghề này.
2.1.3.3. Nghỉ dưỡng
Mặc dù sở hữu số lượng lớn các khu di tích lịch sử, văn hóa nhưng Hải Dương chưa phải là địa điểm lý tưởng để nghỉ dưỡng trong sự lựa chọn của khách du lịch. Ở Hải Dương không có các khu nghỉ dưỡng, resot, vui chơi giải trí lớn so với các một số tỉnh thành trong nước và ở khu vực. Các khu dịch vụ
phục vụ cho hoạt động *nghỉ dưỡng* chưa đạt được chất lượng tiêu chuẩn. Chính vì vậy khách du lịch đến tỉnh với mục đích nghỉ dưỡng không nhiều
2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa Hải Dƣơng
Nói tới các sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Hải Dương, chúng ta có thể thấy tiêu biểu là những sản phẩm sau:
- Du lịch lễ hội truyền thống - Du lịch làng nghề truyền thống
- Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng - Du lịch tín ngưỡng tâm linh
- Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp du lịch văn hóa
Hiện nay sản phẩm du lịch tại các di sản văn hóa của tỉnh Hải Dương còn nghèo nàn, đơn điệu, hầu như chưa có sự đầu tư. Khách du lịch chủ yếu tham dự du lịch lễ hội, tham quan các di tích lịch sử sẵn có. Du khách đến tham quan các di sản văn hóa ở Hải Dương không biết tiêu gì, mua gì (sự tiêu pha còn rất ít so với mức độ phải tiêu). Hải Dương cũng chưa đầu tư để xây dựng những khu du lịch, những sản phẩm du lịch hấp dẫn, những đặc thù mà thiên nhiên, lịch sử, con người nơi đây đã tạo lên các lễ hội, các khu di tích độc đáo, khu danh thắng như Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, văn Miếu Mao Điền...vẫn chỉ mang tính chất sử dụng những chất liệu hiện có mà hầu như chưa có sử dụng chất liệu nào nổi bật.
Sự đơn điệu của sản phẩm du lịch tại các di sản văn hóa phải trở thành lý do ngành du lịch tỉnh Hải Dương và Ban quan lý các khu di tích tập trung đầu tư và đưa ra các chính sách xây dựng sản phẩm tích cực đặc trưng cho từng di sản. Xây dựng các tour du lịch về các điểm di tích văn hóa lịch sử, gắn với các điểm di tích lịch sử văn hóa như Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, văn miếu Mao Điền...và các di tích lịch sử có giá trị khác. Nâng cấp các lễ hội để tăng thêm phần hấp dẫn, thu hút được khách du lịch tới tham quan.
Khai thác các gía trị văn hóa của di sản thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của vùng vào phục vụ khách du lịch dựa trên cơ sở xem xet các giá trị của các di tích bao gồm:
- Môi trường sinh thái, Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An hầu hết đều có vị trí tuyệt. Không phải ngẫu nhiên Tam tổ Trúc Lâm Thiền phái Huyền Quang Lý Đạo Tái và sau nay là nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi đã lựa chọn làm nơi ẩn dật. Rồi đến Chu Văn An cùng các học trò của mình cũng đã từng sống và dạy học ở đây. Văn Miếu Mao Điền là nơi hội tụ của các sỹ tử các bậc hiền tài. Vị trí của các di tích này đều có không khí trong lành làm cho con người đến đây thấy được thoát khỏi cuộc sống trần tục, bon chen để đi vào sự tĩnh lặng, suy tư, lấy lại sự thư thái cho tâm hồn...
- Từ môi trường sinh thái trên đã tạo ra một quần thể thẳng cảnh cho các di tích với các đối tượng tham quan nhỏ đầy hấp dẫn như Côn Sơn với rừng thông, núi Hun, núi Rồng, núi Phượng, núi Lân, am Bạch Vân, Bàn Cờ Tiên, đền thờ Nguyễn Trãi...Kiếp bạc với núi Nam Tào, Bắc Đẩu, giếng mắt Rồng, sông Lục Đầu Giang...đền thờ Chu Văn An với rừng thông, núi đá bạt ngàn, các lăng mộ, bia đá...Văn Miếu Mao Điền nơi tụ phúc tụ thủy, cây cối hòa với thiên nhiên cùng các bậc hiền tài như Khổng Tử, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Duệ...
- Nhóm các giá trị của các loại truyền thuyết, giai thoại, các câu chuyện, thần tích, tư liệu lịch sử liên quan đến các di tích. Đây là một kho tàng phong phú đối với khách hành hương. Tất cả những giá trị văn hóa ấy là một nguồn bổ trợ vô giá, thổi hồn cho các di tích và lễ hội, nó sẽ góp phần to lớn vào việc khai thác sau này.
- Nhóm các giá trị hệ thống các lễ hội, phong tục và những sinh hoạt văn hóa dân gian gắn với từng di tích.
Trên cơ sở các giá trị văn hóa này, biến nó thành những sản phẩm văn hóa để phục vụ du lịch đáp ừng nhu cầu của con người là một hướng khai thác quan trọng. Xây dựng các tour du lịch văn hóa, tín ngưỡng để đến với các di tích Văn Miếu Mao Điền, Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An là vô cùng thuận tiện. Du khách có thể đi từ rất nhiều ngả khác nhau để về đây qua các quốc lộ 5,18, 37. Vì vậy, các tour du lịch khởi hành hàng ngày đưa khách tới tham quan các di tích này có nhiều loại tour khác nhau. Từ đây, dựa trên các giá trị văn hóa của
các di tích các công ty lữ hành trên địa bàn Hải Dương và các tỉnh có thể tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa cho tour du lịch. Như các tour du lịch liên hoàn. Bên cạnh các cuộc viếng thăm quanh năm của khách hành hương thì các dịp lễ hội cũng chính là lúc thu hút khách du lịch tham gia nhiều nhất.
2.3. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện về vui chơi giải trí và các dịch vụ khác... Việc đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật phải bao gồm cả đánh giá về số lượng và chất lượng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.
2.3.1. Cơ sở lưu trú
Trong giai đoạn 2005 - 2010, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hải Dương đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2005, cả tỉnh Hải Dương chỉ có 68 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 1240 phòng, thì đến năm 2010 số cơ sở lưu trú toàn tỉnh đã tăng lên 133 cơ sở lưu trú với tổng số 2.637 phòng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2005 - 2010 về số phòng khách sạn là 16,83%/năm. Đặc biệt là từ năm 2005 đến nay, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của Hải Dương đã và đang phát triển nhanh chóng. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đang diễn ra khá thuận lợi (Bảng 2.2).
Bảng 2.7. Các cơ sở lưu trú du lịch Hải Dương giai đoạn 2005 - 2010
Năm Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng Số cơ sở lưu trú 68 73 83 102 132 133 16,75% Tổng số phòng 1.240 1.540 1.820 1.953 2.574 2.637 16,83% Tổng số giường 2.144 2.700 2.985 3.202 4.138 4.235 19,1%
Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2005 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010
Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2010 của hệ thống cơ sở lưu trú ở Hải Dương đạt khoảng 62 %.
Sự phân bố các khách sạn ở Hải Dương tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dương và thị xã Sao Đỏ. Một số thị trấn trên địa bàn tỉnh hiện cũng có cơ sở lưu trú, tuy nhiên phần lớn là nhà nghỉ chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng.
Hiện nay, Hải Dương có 16 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 4 sao với 641 phòng (chiếm 12% số cơ sở lưu trú, 25,5% số phòng) (Bảng 2.3). Hiện trên địa bàn Hải Dương chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao và “resort” (khu nghỉ dưỡng, làng du lịch), do đó có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng đón khách du lịch thuần túy và khách du lịch cao cấp.
Bảng 2.8. Cơ cấu cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hải Dương năm 2010
Số cơ sở lƣu trú Số phòng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng số 133 100,00 2.637 100,00 - CSLT đạt tiêu chuẩn 4 sao 01 0,1 181 7,0 - CSLT đạt tiêu chuẩn 3 sao 01 0,1 50 1,9 - CSLT đạt tiêu chuẩn 2 sao 07 5,3 228 8,6 - CSLT đạt tiêu chuẩn 1 sao 07 5,3 212 8,0 - CSLT đạt tiêu chuẩn 57 42,8 844 32,0 - CSLT chưa xếp hạng 60 46,4 1.122 42,5
Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao - Du lịch Hải Dương.
Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhìn chung còn kém và chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số
khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới như massage, karaoke, bể bơi...
2.3.2. Cơ sở vui chơi giải trí
Các cơ sở vui chơi giải trí- thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở Hải Dương nhìn chung còn rất hạn chế. ở các khách sạn lớn những dịch vụ bổ sung thường chỉ bao gồm: massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke; Công ty cổ phần sân Golf Chí Linh mới chỉ đưa vào sử dụng sân golf 36 lỗ, hệ thống dịch vụ kèm theo như câu lạc bộ đêm, trường đua ngựa... còn đang trong giai đoạn xây dựng. Gần đây, tỉnh cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí nhưng các dự án này tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dương; ở các khu du lịch đang thu hút khách như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đảo Cò Chi Lăng Nam, v.v. chưa có các cơ sở vui chơi giải trí. Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, một mặt đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian lưu trú của họ. Đây là một nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày và có mức chi tiêu thấp.
Hiện tại, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao chưa đáp ứng yêu cầu nhưng
trong thời gian tới, các dự án đang xây dựng được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ làm phong phú thêm cho hệ thống sản phẩm du lịch của Hải Dương góp phần phát triển du lịch bền vững.
2.3.3. Phương tiện vận chuyển khách du lịch
Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2001 toàn tỉnh có 3 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch và một số hộ cá thể với tổng số 200 xe, đến năm 2010 có 25 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch với trên 800 xe. Các phương tiện vận chuyển đều đảm bảo chất lượng, tiện lợi và an toàn góp phần hoàn thiện thêm hệ thống dịch vụ du lịch ở Hải Dương.
2.4. Nhân lực phục vụ cho du lịch văn hóa Tỉnh
Đối với Hải Dương, lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Dương, năm 2004 lực lượng lao động
trong ngành du lịch của Tỉnh là trên 1.400 người, năm 2010 tăng lên 3.750 người; tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2004-2010 là 19,12% (Bảng 2.4). Tuy vậy, so với các tỉnh phụ cận, số lượng lao động trong ngành du lịch của Hải Dương còn tương đối ít.
Bảng 2.9: Lao động trong ngành du lịch Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị tính: Người Năm Trìn h độ 200 1 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2010 Tăng trưởn g (%) ĐH và trên đại học 80 114 145 150 250 305 364 487 515 26,2 Trun g cấp & CĐ 340 500 615 650 750 792 890 1.65 0 2.01 5 24,9 Sơ cấp 90 113 185 198 270 355 437 579 550 25,4 Dưới sơ cấp 80 120 175 247 329 513 725 284 315 18,7 LĐ chưa qua đào tạo 205 157 195 155 518 435 384 250 350 6,9
Tổng số 795 1.00 4 1.31 5 1.42 4 1.81 7 2.40 0 2.80 0 3.25 0 3.74 5 21,4
Nguồn: Báo cáo thông kê Sở TM&DL các năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010.
Nhìn chung, trong những năm qua lao động trong ngành du lịch Hải Dương đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành. Lao động đã qua đào tạo ở mức đại học và trên đại học đã chiếm tới 13% trong tổng số lao động, trong khi đó ở một số tỉnh lân cận