Hệ thống cơ chế, chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hải Dương (Trang 51)

7. Đóng góp của luận văn

1.3. Hệ thống cơ chế, chính sách phát triển du lịch

Các doanh nghiệp lữ hành chỉ có thể phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước hay quốc tế khi mà các điều kiện chính trị luật pháp của nơi đến và nơi đi du lịch cho phép. Các cơ chế chính sách luật phát của nhà nước, địa phương tổ chức hoạt động du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển nền

du lịch của quốc gia, địa phương mình. Điều kiện thuận lợi của chính trị, luật pháp cho hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp, tổ chức, địa phương được thể hiện qua:

* Điều kiện chính trị.

Một nền chính trị hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự an toàn, an ninh cho người tiêu dùng du lịch và người sản xuất du lịch. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được nền hòa bình vững chắc và thịnh vựng so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự đi lên của kinh tế, đồng thời cũng thu hút sự đầu tư và mối quan tâm của các nước trên thế giới vào Việt Nam. Hải Dương trong quá trình đổi mới và phát triển vẫn không làm mất đi bản sắc của dân tộc mình. Chính môi trường sống mang theo dấu ấn của một dân tộc hòa bình, thân thiện đã tạo cho Hải Dương một điểm nhấn trong du lịch văn hóa.

* Chính sách khuyến khích phát triển du lịch:

Các quốc gia, vùng miền cần có một đường lối khuyến khích du lịch phát triển, chính sách, biện pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu phát triển du lịch. Các chính sách khuyến khích du lịch này phải trải đều đồng bộ từ cấp trung ương đến các cấp cơ sở, tùy vào vùng miền có những biện pháp thúc đẩy khác nhau.

Với tính chất là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch không chỉ “bó” hẹp trong một lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau. Đồng thời tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn giữa các bên liên quan, thu hút nguồn vốn đầu tư và nguồn khách du lịch.

Nắm rõ được điều đó, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kì 1995 – 2010 và định hướng chiến lược du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã xá định trung tâm Hà Nội cùng vùng phụ cận là một trong bảy địa bàn trọng điểm của du lịch Việt Nam. Hải Dương là một trong những tỉnh thuộc địa bàn này. Việc liên kết này cho phép Hải Dương khai thác tốt hơn nguồn du khách quốc tế và các khu vực lân cận. Đồng thời, chính sách này cũng giúp cho du lịch hải Dương có được

sự hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các sản phẩm du lịch, đào tọa phát triển nguồn nhân lực du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Năm 2013 được Chính phủ quyết định là năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng. Năm 2012, đoàn công tác của Tổng cục du lịch đã trực tiếp đến làm việc tại Hải Dương để chuẩn bị cho sự kiện này. Đoàn đã cùng với Sở Du lịch tỉnh Hải Dương đưa ra những biện pháp thích hợp dựa hoàn toàn vào tài nguyên du lịch sẵn có để tạo điểm nhấn cho tỉnh – du lịch văn hóa. Tỉnh đã quyết định tổ chức hai sự kiện hưởng ứng là lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc và chương trình làng gốm cổ Chu Đậu nhằm khẳng định vị thế và bản sắc của du lịch địa phương trong khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung.

Để quản lí, khai thác và phát huy tiềm năng du lịch nhằm phát triển một ngành kinh tế được coi là trọng điểm của tỉnh, năm 2004 quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến 2020 đã được xây dựng và quyết định số 1433/QĐ – UBND ngày 14/6/2004 của UBND tỉnh Hải Dương. Xây dựng một quy hoạch tổng thể giúp định hướng tốt cho hướng đi của du lịch trước thị trường cạnh tranh ngày một tăng cao. Tạo cơ sở pháp lí cho việc quản lí và khai thác hiệu quả những tiềm năng đa dạng và phong phú; hình thành các khu, tuyến, điểm du lịch trong tỉnh… Bản quy hoạch cong đưa ra nội dung danh sách những sản phẩm du lịch của địa phương để tạo điểm nhấn cho du lịch từng vùng, điểm du lịch cụ thể.

Bên cạnh tổ chức bộ máy để xúc tiến du lịch, các quy chế tổ chức xúc tiến, tỉnh Hải Dương còn dành một khoản đầu tư lớn cho kế hoạch phát triển du lịch những năm sắp tới. Đầu tư hướng vào xây dựng vào khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, điểm dừng chân du lịch, vận chuyển khách du lịch. Đầu tư vào bảo tồn các khu du tích lịch sử , văn hóa của tỉnh; bảo tồn môi trường du lịch tự nhiên trước tác động của khí hậu và khách du lịch. Tổng số vốn đầu tư của tỉnh lên đến 3000 tỷ đồng.

Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương cũng chú trọng đến các chiến lược quảng cáo cho du lịch tỉnh. Phát hành sách, tranh ảnh quảng bá cho hình ảnh du lịch; tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng định hướng cho du lịch; các cuộc thi sáng tạo hình ảnh du lịch mang dấu ấn của văn hóa địa phương; phát hành đĩa DVD; chú trọng tạo các điểm đến du lịch, khu du lịch quảng bá rộng rãi qua mạng enternet…

Như vậy, tỉnh Hải Dương đã có rất nhiều chính sách tích cực khuyến khích sự phát triển của du lịch dựa trên định hướng phát triển du lịch chung của cả nước. Đồng thời đã đưa ra cho mình những hướng đi riêng để khẳng định dấu ấn của bản thân trong thị thường du lịch sôi động và nhiều cạnh tranh.

* Tỷ giá quy đổi tiền tệ ổn định, phù hợp.

Việc đảm bảo tỷ giá quy định tiền tệ ổn định và chính xác phục vụ thuận lợi cho khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế trong quá trình sử dụng các dịch vụ , sản phẩm du lịch. Sự đầy đủ, toàn diện, đồng bộ của hệ thống tài chính trong tỉnh dựa trên hệ thống pháp luật của nhà nước Việt Nam, làm tăng hiệu quả, giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; thu hút đầu tư ổn định từ bên ngoài. Mặt khác đóng vai trò quyết định tới việc đảm bảo tính tiện lợi, an toàn trong kì vọng của khách du lịch khi tiêu dùng chương trình du lịch, làm tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, tạo sự thuận lợi cho các nhà kinh doanh lữ hành thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hải Dương (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)