Các yếu tố bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả i (Trang 30)

Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty chịu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô sau:

- Nhân tố pháp luật: Hoạt động xuất khẩu là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế ở nhiều quốc gia khác nhau mà ở mỗi quốc gia có những bộ luật khác nhau gắn liền với trình độ phát triển của nó. Các yếu tố này không chịu ảnh hưởng tới những hoạt động của nền kinh tế nước đó, mà nú cũn có ảnh hưởng tới những hoạt động của nền kinh tế nước đó, mà nú cũn có ảnh hưởng manh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp tại các nước khác

xuất khẩu hàng hóa sang các nước đó thông qua hệ thống thuế, các quy định về chủng loại, giá cả, khối lượng của từng loại hàng húa…Do đú để tham gia xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu, mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ môi trường pháp luật ở chính tại nước minh, đồng thời cũng phải tìm hiểu và hiểu rõ môi trường pháp luật ở chính tại nước mình, đồng thời cũng phải tìm hiểu và hiểu rõ pháp luật ở các nước mà mình xuất khẩu hàng hóa sang đó. Khi ấy doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tốt, lợi thế tốt để tham gia vào thị trường quốc tế.

- Nhân tố chính trị: Nhân tố này có thể mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu tốt cho doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhân tố này lại trở thành một rào cản và làm hạn chế khả năng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

- Nhân tố kinh tế: Các nhân tố này sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu khó khăn hay thuận lợi hơn tùy thuộc vào các chính sách phát triển kinh tế, thương mại, ngoại thương của Nhà nước, các hiệp định thương mại giữa các quốc gia với nhau, chính sách đầu tư nước ngoài, các quy định về hải quan, hạn ngạch xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, hàng rào thuế quan, các chính sách hỗ trợ xúc tiền xuất khẩu của mỗi nhà nước.

- Nhân tố văn hóa - xã hội : Mỗi quốc gia sẽ có những nhân tố văn hóa- xã hội khác nhau tạo nên tập quán và nhu cầu tiêu dung, thị hiếu khách hàng khác nhau ở mỗi quốc gia. Đó là các yếu tố chủ yếu: phong tục tập quán, niềm tin, lối sống, tâm lý, kỳ vọng, tác phong cụng tỏc…Mỗi doanh nghiệp muốn thành công trong việc xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu thì phải có những hiểu biết nhất định về văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia khu vực mà doanh nghiệp định đưa hàng hóa của mình để thâm nhập vào.

- Các nhân tố tự nhiên như: vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp vỡ nú là đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất. Quốc gia nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sẽ có khả năng xuất khẩu là rất lớn.

- Các nhân tố khoa học- công nghệ: ngày nay mức độ áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp vào trong sản xuất ngày càng cao, để có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, tạo ra khả năng cạnh tranh cao cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Việc phát triển khoa học công nghệ còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khai thác và tìm kiếm những thông tin về sản phẩm và thị trường; đẩy mạnh sự phân công lao động quốc tế và sự hợp tác giữa các quốc gia.

- Nhân tố dân cư: đây cũng là một nhân tố mà doanh nghiệp phải quan tâm đến khi xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Các yếu tố này sẽ tác động tới chất lượng, hình thức của sản phẩm và quy mô của thị trường.

Như vậy ảnh hưởng tói việc xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là một hệ thống các yếu tố có liên quan đến nhau. Để hoạt động xuất khẩu và việc mở rộng thị trường xuất khẩu ngày càng tăng và có hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đồng đều và kết hợp một cách có hiệu quả các nhân tố đó với nhau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I 2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu của công ty

2.1.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Do điều kiện vị trí địa lý Việt Nam thuận lợi, gần xích đạo, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên cây trồng phát triển tương đối thuận lợi, các chủng loại rau quả từ đó rất phong phỳ.Tận dụng thuận lợi này cùng với nhiều nỗ lực trong chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến nay, mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày một phong phỳ.Trong chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu, công ty đã chia ra làm cỏc nhúm, loại khác nhau:

- Loại quả tươi : Chuối, dứa. dưa hấu, cam, vải, nhãn - Loại rau tươi : Su hào, súp lơ, cải bắp, cà rốt

- Loại quả tươi đã qua chế biến : Long nhãn, hạt sen, vải thiều khô - Loại sản phẩm đóng hộp : Cà chua, dưa chuột bao tử, ngô, cà muối, dưa - Loại gia vị : Gừng, ớt, tỏi, nghệ, cà phê, hạt tiêu

- Loại rau quả sấy muối : Cà muối, chuối sấy, măng muối, mứt dừa Trị giá xuất khẩu của các loại hàng này không đều nhau, trong khi rau quả đóng hộp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XK thì rau tươi chiếm tỉ lệ khỏ khiờm tốn.Ta có thể thấy rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty giai đoạn 2007-2009 Đơn vị USD

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 So sánh 2009/2008

Tổng doanh thu 127,706 110,447 91,419 -16,614 -13,08 -19,028 -17,23 Tổng chi phí 121,012 104,346 84,871 -16,666 -13,77 -19,475 -18,66 Lợi nhuận trước thuế 6,049 6,512 6,548 0,052 0,86% 0,047 0.72

Nhận thấy, nhóm hàng rau quả đóng hộp qua các năm chiếm tỷ lệ lớn trong kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty. Cụ thể, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu là 1.229.256 USD chiếm 53% tổng KNXK, năm 2008 chiếm 54%, và 53% là tỷ lệ rau quả đóng hộp năm 2009.Trong đó, sản phẩm chủ yếu được người nhập khẩu ưa chuộng là dứa hộp các loại và dưa chuột dầm dấm.Trước năm 1990, công ty đã thực hiện hoạt động xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ Việt Nam và Liờn Xụ, hầu hết sản phẩm đồ hộp được xuất khẩu sang Nga đều được người dân yêu thích. Sau năm 1991, Liờn Xụ và các nước Đông Âu sụp đổ công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng trong thị trường này và các thị trường mới. Tuy nhiên bằng việc đầu tư trang thiết bị nhập hai dây chuyền đóng nắp lọ thủy tinh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đúng hộp,đỏp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của các thị trường, đặc biệt là Nga.Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm này cũng tăng dần qua các năm: năm 2007 đạt 1.229.256 USD tăng 9% so với năm 2006, năm 2008 đạt 1.450.514USD tăng 18% so với năm 2007. Đến 2009 kim ngạch có giảm đi do tình hình kinh tế thế giới đang khó khăn nhưng vẫn chiếm tỷ trong cao ( 53%).

Tiếp theo trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu rau quả của công ty là Rau quả sấy muối gồm nhãn, vải được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, rau quả muối XKsang Đài Loan. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu loại hàng này không ổn định, tăng giảm không đồng đều trong 3 năm gần 2007 đến 2009 ngày một giảm. Năm 2007, hầu hết vùng trồng vải và nhãn được mùa làm tăng sản lượng.Trong quá trình thu mua công ty đã áp dụng phương thức thu mua và bảo quản hợp lý,thu mua theo khu vực địa lý mua theo hợp đồng hoặc không theo hợp đồng. Mặt khác, ngoài hai thị trường chính là Trung Quốc và Đài Loan công ty đã xuất khẩu được sang một số nước ở Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh. Năm 2007, kim ngạch XK tăng nhanh nhưng giảm đều trong 2 năm tiếp, năm 2008 tốc độ kim ngạch XK giảm 24% so với năm 2007, năm

2009 giảm 0.05% so với 2008. Có một kinh nghiệm mà cha ông ta để lại trong nghề nông “ một năm ăn quả - một năm trả cành” nghĩa là sau một năm được mùa thì năm sau ắt hản sản lượng sẽ giảm.Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do nhu cầu tiêu dùng của hai thị trường Trung Quốc và Đài Loan chững lại, mặt hàng rau quả sấy muối khó tìm được đầu ra một cách thuận lợi.

Tiếp đến là loại hàng rau quả tươi. Kim ngạch XK tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2007 kim ngạch XK đạt 2.213 USD,năm 2008 có tăng lên đạt 400.254 USD, và 398.254 USD là kim ngạch XK năm 2009.Công ty có quyết định hợp lý trong quá trình thu mua sau khi tiến hành thu thập, thận trọng xử lý thông tin kỹ trong quá trình nghiên cứu thị trường và nguồn hàng. Hơn nữa, công ty còn đặc biệt cử cán bộ tới cỏc vựng nguyên liệu để hướng dẫn nông dân sử dụng giống và thu hoạch đúng cách do đó khối lượng hàng không đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng nhỏ.Tuy đã cố gắng và ý thức nhu cầu của thế giới về các sản phẩm rau quả tươi ngày càng tăng nhưng đây là một mặt hàng khó bảo quản và cận chuyển,chất lượng bị giảm sút theo thời gian. Do dư âm của khủng hoảng kinh tế chi phí cho qua trình thu mua tăng, quá trình phân loại không được tốt lắm.Mặt khác do giống cây trồng bị suy thoỏi,thiếu phương tiện vận chuyển chuyên dùng kim ngạch XK của mặt hàng này 2009 giảm 386 USD.

Trong 3 năm (2007 - 2009) tất cả các mặt hàng truyền thống, chủ đạo của công ty đều có kim ngạch không ổn định ảnh hưởng tới doanh thu của công ty. Dưới sự chỉ đạo tài tình của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực hết mình của toàn công ty, công ty đã làm mới mỡnh tỡm mọi cách mở rộng thị trường như kinh doanh thêm một số mặt hàng mới như : gia vị và các loại nông sản khác. Mặt hàng mới này nhanh chóng chiếm được cảm tình của bạn hàng các nước, hàng gia vị (đặc biệt là hạt tiêu) kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng kim ngạch XK của công ty.

2.1.2 Thị trường tiêu thụ và xuất khẩu chủ yếu

Bảng 4: : Kim ngạch XK theo thị trường của công ty qua các năm 2007-2009

STT Năm 2007 2008 2009 Thị trường Trị giá (USD) Tỷ lệ (%) Trị giá (USD) Tỷ lệ (%) Trị giá (USD) Tỷ lệ (%) 1 Malaysia 563.015 11.3 314.224 6 325.154 5 2 Singapore 1.5094.415 30.4 1.233.876 22 1.214.321 19 3 Indonexia 80.338 1.6 138.530 2 145.214 2 4 Hồng Kong 188.125 3.8 198.066 4 170.387 3 5 Đài Loan 407.459 8.2 134.293 2 125.168 2 6 Mông Cổ 72.276 1.5 130.598 2 125.269 2 7 Ả rập Xyri 54.630 1.1 76.054 1 65.148 1 8 Trung Quốc 2701 0.1 7240 0.5 19.574 0.5 9 Hàn Quốc 497.721 10 0 368.297 6 10 Ấn Độ 185.385 3.7 340.237 6 542.697 9 11 LB Nga 2.215.002 9.9 1.508.602 27 1.854.320 29 12 Pháp 94.637 1.9 59.189 1 0 13 Ivory Coast 23250 0.3 24.025 0.7 14 Sudan 201.275 4.1 86.845 2 6 15 Senegal 133.873 2.7 219.529 1 154.354 9 16 Tây Ban Nha 81.505 1.6 48.500 0.6 75.320 1 17 Italia 10.647 0.2 13.021 0.4 18 ĐôngTi Mo 370.920 7.5 325.032 5. 19 Anh 17.842 0.4 13.853 0.54 20 Nhật Bản 98.838 2 150.254 2 21 Hà Lan 12.852 0.42 22 U.A.E 352.125 682.154 12 500.369 8 23 Maroc 253.547 5 129.250 2 Tổng 4.965.710 100 100 6.353.879

Nguồn : phòng kế hoạch thị trường công ty cổ phần XNK rau quả I

Phải nói rằng mặt hàng rau quả của công ty đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.Chủ trương của công ty là chú trọng, duy trì những thị trường truyền thống và không ngừng tìm kiếm thị trường mới như thị trường của các sản phẩm đồ hộp là Nga, Pháp, Ucarana, Nhật Bản, Hàn Quốc..với mặt hàng gia vị có Nga, Đức, Malaysia, Trung Đông và Châu Phi.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới như hiện nay, mở rộng thị trường là một vấn đề vô cùng cần thiết.Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, đặc biệt sự ra đời của thương mại điện tử giúp cho việc tìm kiếm bạn hàng mới, thị trường mới thuận tiện và nhanh chóng hơn.Tại thời điểm hiện nay công ty đó cú mối quan hệ buôn bán với 23 quốc gia trên thế giới.Qua bảng số liệu trên nhận thấy thị trường chủ lực mà công ty đã và đang hướng tới là Nga, EU, Malaysia, Singapore.

2.2 Quy trình thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty

2.2.1. Quy trình thực hiện

Trước tiên, Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường

Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu muốn thâm nhập vào thị rường thế giới, tung ra một sản phẩm, thực hiện truyền thống hay tìm cơ hội xuất khẩu, mở rộng thị trường cần phải được coi trọng hàng đầu vì doanh nghiệp nào nắm vững được thị trường thị doanh nghiệp đó sẽ có nhiều khả năng thắng được những đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay .

Nghiên cứu thị trường là việc điều tra để tìm ra triển vọng bán hàng và xuất khẩu cho một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. Thông qua đú, cỏc nhà quản lý có cơ sở vững chắc để lập chiến lược phát triển ngoại thương, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa, kế hoạch bán hàng và xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Công tác nghiên cứu thị trường và tìm hiểu cơ hội xuất khẩu sẽ cung cấp cho các nhà quản lý một cách chi tiết các thông tin như: nước nào sẽ là thị trường triển vọng nhất cho việc xuất khẩu sản phẩm của công ty? Doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu được một lượng hàng hóa là bao nhiêu sang thị trường đó, hay sản phẩm của doanh nghiệp cần có những tiêu chuẩn nào để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đó? Đối với nước này doanh nghiệp nên lựa chọn phương thức giao dịch hay xuất khẩu nào là phù hợp?

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên công ty ngày càng chú trọng, tập trung vào việc nghiên cứu thị trường và khách hàng để nhanh chóng tìm ra thị hiếu tiêu dùng và khả năng tiếp cận thị trường của công ty bằng phương pháp nghiên cứu tại nội địa và cử cán bộ các đoàn chuyên gia đi tìm hiểu bám sát thực tế.

Quá trình nghiên cứu thị trường và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty được thực hiện qua các bước sau:

* Đặt vấn đề

Trước khi tiến hành nghiên cứu thị trường, công ty luôn xác định được rõ ràng việc nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của mình, giúp công ty đạt được mục đích gì trong kinh doanh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, cần những gì thông qua việc nghiên cứu thị trường

* Tổ chức thu thập thông tin

Sau khi xác định được mục đích nghiên cứu thì thu thập nhưng thông tin có liên quan tới thị trường và mặt hàng mà công ty cần quan tâm. Có hai phương pháp mà công ty áp dụng để thu thập thông tin là: Phương pháp nghiên cứu tại địa bán và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường.

Phương pháp nghiên cứu tại bàn: đây là phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu thông tin từ các tổ chức trong và ngoài nước, từ các loại

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả i (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w