CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU RAU QUẢ I
3.3 Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ phần XNK rau quả I
3.3.1. Giải pháp từ phía công ty
Dựa vào phần phân tích thực trạng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần XNK rau quả I ở chương 2 có thể đưa ra một số giải pháp sau để mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của công ty.
Giải pháp 1: Tăng cường nghiên cứu, dự báo và phát triển thị trường
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích lớn lao cho các quốc gia và doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng buộc phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thỡ cỏc quốc gia lại càng phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới và chịu ảnh hưởng lẫn nhau ở mức độ
mạnh hơn. Kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu như ngày nay buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để có thể dự báo trước và hạn chế tối đa tác động xấu từ môi trường kinh doanh.
Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động này, công ty cổ phần xuất khẩu rau quả I đó cú sự quan tâm và đầu tư thích đáng, đó cú trung tâm xúc tiến xuất khẩu để tham mưu cho công ty về những hoạt động có liên quan tới xuất khẩu: Giải quyết các thủ tục kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường nước ngoài, trực tiếp tìm kiếm và thực hiện công tác kinh doanh xuất khẩu và cập nhật các tin tức liên quan tới sự thay đổi trên thị trường.
Ban lãnh đạo của công ty và trung tâm xúc tiến xuất khẩu cần xây dựng cho mình một phương pháp nghiên cứu thị trường vừa khoa học, vừa đạt được hiệu quả cao và phù hợp với mình như: Phương pháp thu thập ý kiến khách hàng thông qua hệ thống phân phối và người tiêu dung, tổ chức cho các nhân viên của trung tâm thường xuyên được đào tạo và tập huấn để nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn; tổ chức các đợt nghiên cứu thị trường quy mô nhỏ, trung bình hay lớn tùy theo chiến lược xuất khẩu cụ thể của Vegetexco NO.I trong từng giai đoạn phát triển. Trung tâm xúc tiến xuất khẩu cần quan tâm và hướng việc nghiên cứu và phát triển thị trường của mình tới các thị trường mục tiêu đầy tiếm năng như Mỹ La Tinh, Châu Phi. Trung tâm cần chủ động tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường chung quốc tế cũng như thị trường các nước cụ thể thông qua các Phòng Thương mại, tham tán thương mại…của các nước tại Việt Nam, qua Bộ Thương mại, các tổ chức kinh tế quốc tế, các tài liệu về thương mại quốc tế và qua mạng Internet. Ban lãnh đạo của công ty cũng cần tăng sự đầu tư cả về sức người và sức của cho trung tâm này để nó hoạt đông có hiệu quả hơn.
Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường cũng cần lưu ý tới sự khác biệt nhau giữa thị trường như về quy mô thị trường, về
phong tục tập quán và thị hiếu của người tiêu dung, phong cách kinh doanh của các nhà nhập khẩu để có được chiến lược thâm nhập sản phẩm và mở rộng thị trường phù hợp với từng thị trường cụ thể. Ví dụ như:
Thị trường Nga : nhu cầu rau quả của thị trường này khá dễ tính, ít đòi hỏi về mẫu mã về sản , chính điều này lại làm cho việc duy trì và phát triển thị phần của công ty trở nên khó khăn bởi cạnh tranh càng gay gắt, từ đó hình thành các tiêu chuẩn kỹ thuật, vô hình tạo ra một hàng rào kỹ thuật vố giỏ cho hàng hóa nhập khẩu vào Nga. Do đó muốn thâm nhập sâu vào thị trường này thì công ty cần tạo nên một hệ thống phân phối.Ngoài việc thong qua hệ thống phân phối của nước sở tại, công ty nên dựa vào cộng đồng người Việt đang có mặt rất đông ở Nga. Đồng thời, phải luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và luôn cải tiến mẫu mã
Thị trường EU : Có thể nhận thấy được EU là một bức tranh kinh tế đẹp, tuy nhiên giữa các nước thành viên của EU lại rất khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ,.. dẫn tới sự khác nhau về tập quán tiêu dùng và yêu cầu đối với các loại hàng hóa. Đối với rau quả EU cũng là một thị trường nhập khẩu lớn, với phong phú về chủng loại, nhưng cuộc sống người dân ở đây rất cao nên đòi hỏi về sản phẩm này tươi, ngon, phải luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp, hơn nữa khi gia nhập thị trường này cần phải đáp ứng tiêu chuẩn Eurogap nghiêm ngặt. Vì vậy, công ty nên tập trung vào việc sản xuất các mặt hàng rau quả chất lượng cao hơn là hàng hóa rẻ, phải kiểm soát được từ khâu làm ra nguyên liệu đến khi hàng được xuất sang châu Âu để đảm bảo hàng chất lượng tốt nhất cho hàng hóa.
Thị trường Nhật Bản: Đối với thị trường này chỉ nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng như chuối xanh, sầu riêng, dứa, các loại khác thị bị hạn chế hơn. Tuy vậy nhưng vẫn là thị trường tiềm năng của công ty và muốn thâm nhập hơn nữa vào thị trường này công ty phải chú ý tới yêu cầu vệ sinh
an toàn thực phẩm trong toàn bộ khâu chế biến, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm vì chỉ một sai phạm nhỏ trong lô hàng với vấn đề vệ sinh thực phẩm có thẻ dẫn tới hàng bị hủy hoặc bị cấm vận……
Càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thỡ cỏc quốc gia càng phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị của các nền kinh tế khỏc trờn thế giới và chịu ảnh hưởng lẫn nhau ở mức độ mạnh hơn. Do sự phụ thuộc ngày càng tăng này mà vai trò của bộ phận marketing trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc tế ngày càng quan trọng. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là thiết lập một hệ thống quan sát hữu hiệu tập hợp các thị trường của doanh nghiệp để nhận biết nhanh chóng với các biến động đặc biệt của thị trường.
Qua đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Như vậy, việc nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu của công ty không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và mở ra thị trường mới mà nó còn là việc nghiên cứu các thị trường hiện tại để công ty có thể hiểu sâu hơn về thị trường, trên cơ sở đó giữ vững dược thị trường hiện tại, đồng thời thâm nhập vào các thị trường mới thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng phát triển
Giải pháp 2: Nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh cho sản phẩm rau quả của công ty
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu thì việc nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của mỡnh trờn thị trường quốc tế là việc hết sức cần thiết đối với công ty cổ phần XNK rau quả I
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu
Hầu hết các khách hàng khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào đều có những yêu cầu nhất định đối với những sản phẩm đó như về chất lượng, kiểu dỏng, kớch cỡ,…vỡ vậy nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm sẽ
góp phần làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Để thực hiện điều này công ty cổ phần XNK rau quả I cần phải:
+ Có những biện pháp tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, có những chính sách thi đua khen thưởng để khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi các phương pháp sản xuất mới nhằm tăng năng suất lao động, đồng thời tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty cần có những chính sách ưu đãi nhất định để giữ những người lao động lâu năm có tay nghề cao và thu hút được những người lao động giỏi có kinh nghiệm vào làm việc cho mình.
+ Hiện nay tại các cơ sở chế biến của công ty, đã áp dụng công nghệ sạch rau quả bằng thiết bị cơ giới, bán cơ giới hoặc tự động nhưng trong thời gian qua mẫu mã và chất lượng sản phẩm của công ty còn chưa tốt vì thế luôn bị đánh giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan. Do đó, công ty nên đầu tư vào tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
+ Đa dạng hóa sản phẩm công ty cần phải có sự đầu tư thích hợp và đưa ra các chính sách hỗ trợ khuyến khích cho công ty vào các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất và chế biến. Trong quá trình chế biến thì cần chú ý tới tạo sự độc đáo cho sản phẩm thông qua việc sử dụng kết hợp các loại nguyên liệu trong sản phẩm, từ đó tạo được ấn tượng tốt và hấp dẫn khách hàng hơn.
+ Tiếp đến, công ty nên tập trung vào công nghệ sản xuất bao bì cho các sản phẩm của mình. Thiết kế bao bì phải tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng đồng thời hợp với tiêu chuẩn quốc tế về bao bì. Bao bì phải gọn gàng, để giảm thiểu chi phí trung gian tỏng quá trình xuất khẩu nếu bao bì tốt thì và có chất lượng cao thì sẽ giảm được nhiều tổn thất trong quá trình vận
chuyển, bảo quản và bán hàng giúp công ty sẽ giảm được giá hàng xuất khẩu từ đó nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm của công ty với đối thủ.
+ Chất lượng sản phẩm: công ty nên tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế như thực hiện ISO 9001, HACCP…Ban lãnh đạo của công ty cần phải nhanh chóng xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng, kiểm soát được nguồn gốc của các mặt hàng từ khâu thu thập nguyên liệu tới qua trình thu hoạch, sau thu hoạch, đến xuất khẩu ra thị trường, hướng dẫn cho người dân trong cỏc vựng cung cấp nguyờn liệu quy trỡnh cụng nghệ trong cỏc khừu thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có tính đồng đều, đúng độ chin, không để dập nát, chú trọng tới công tác kiểm tra chất lượng các sản phẩm trước khi xuất khẩu đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu hợp đồng, tạo lòng tin hơn nữa cho bạn hàng nước nhập khẩu.
- Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua yếu tố giá và nguồn lực Khi xuất khẩu sang thị trường thế giới, giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất của các doanh nghiệp. Hiện nay thì công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I đã xây dựng bước đầu xây dựng cho mình thương hiệu uy tín trên thị trường thế giói, vẫn duy trì chính sách định giá thấp để thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình ở một số nước. Tuy nhiên, những sản phẩm có giá trị rẻ nhất chưa chắc đã có tính cạnh tranh nhất trên thị trường bởi vì nhà nhập khẩu không chỉ quan tâm tới yếu tố giá mà họ còn rất quan tâm tới các nhân tố khác như cá yếu tố tạo nên tính đáng tin cậy của sản phẩm mà đặc biệt sản phẩm xuất khẩu của công ty mang tính đặc thù rau quả nờn cũn vấn đề về chất lượng, vệ sinh thực phẩm …Như vậy công ty nên định mức giá sản phẩm của mình cho phù hợp với sự công nhận của khách hàng với sản phẩm đó, về các dịch vụ kèm theo sản phẩm và về hình ảnh của công ty.
- Đưa ra các chính sách khuyến khích người lao động không sang tạo trau dồi kinh nghiệm đồng thời tích cực đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, qua đó giúp công ty giảm chi phí nhân công trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra.
- Tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho sản xuất xuất khẩu để hạ giá thành sản phẩm.
- Liờn kết với các công ty nổi tiếng nước ngoài có thể sử dụng thương hiệu của họ từ đó giá bán cao mà giá của sản phẩm vẫn mang tính cạnh tranh
Khi tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình, công ty không nên định giá sản phẩm của mỡnh quỏ thấp mặc dù với mức giá đó vẫn có lợi nhuận cao.Vỡ như thế rất có thể công ty sẽ được xem là bán phá giá chịu bị đánh thuế chống bán phá giá, và chịu nhiều thiệt thòi.
Yếu tố ảnh hưởng tới đặc tính cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ là giá cả mà còn là yếu tố nguồn lực. Muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, công ty cần mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, giúp công ty đạt hiệu quả sản xuất theo quy mô, nhờ đó tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí sản xuất sản phẩm, khản năng cạnh tranh của sản phẩm cũng được nâng cao.
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động chiêu thị
Để hoạt động chiêu thị đạt kết quả cao công ty cần phải làm tốt các công việc sau:
+ Đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động quảng cáo để thu hút khách hàng tới với sản phẩm của công ty. Việc quảng cáo phải được thực hiện bằng cỏc chớnh sản phảm mũi nhọn có gắn nhỏc mỏc Vegtetexco No I. Các chương trình quảng cáo phải chân thật, tạo được cảm giác an toàn, tin cậy cho người xem, như vậy tên và nhãn hiệu sản phẩm và công ty mới dần trở nên quen thuộc với khách hàng trên thế giới. Công ty nên tận dụng triệt để mọi hình thức quảng cáo bằng mọi phương tiện như quảng cáo trờn cỏc tạp chí chuyên
ngành, báo ảnh, các tờ rơi, cataloge đặt tại các cửa hàng và giới thiệu sản phẩm, lập các trang Web trên internet, quảng cáo trên truyền hỡnh.Hoạt động quảng cáo phải được thực hiện thống nhất từ công ty tổng tới các đơn vị thành viên, và phải phù hợp với luật pháp tại nơi mà công ty tiến hành các hoạt động quảng cáo. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả của việc truyền bá hình ảnh công ty, trên trường quốc tế
+ Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, công ty tích cực hơn nữa tham gia vào hội chợ quốc tế, chủ động tổ chức các cuộc triển lãm sản phẩm rau quả tại Việt Nam cũng như ở các nước khác, nhờ vậy uy tín của công ty được tăng lên nhiều.
+ Nên mở nhiều hơn nữa các văn phòng đại diện thương mại, các chi nhánh, các trung tâm giới thiệu sản phẩm, các siêu thị, tại các thị trường lớn như EU, Nga, Nhật Bản,…để chủ động tìm kiếm khách hàng nhập khẩu trực tiếp, đồng thời có thể bán hàng và giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng quốc tế, qua đó quảng cáo trực tiếp sản phẩm của mình. Khi đó, công ty nên đào tạo một đội ngũ nhân viên bán hàng lành nghề, thống thạo ngoài ngữ và hiểu rừ phong tục tập quỏn của từng thị trường, hoặc cụng ty cũng cú thể sử dụng chớnh sách bán hàng tự phục vụ để giảm bớt các chi phí của nhân viên bán hàng.
+ Bên cạnh việc chào hàng bằng các phương tiện truyền thống như gửi trực tiếp tờ rơi, cataloge, thư chào…cho các khách hàng, công ty nên áp dụng thờm cỏc phương tiện hiện đại như gửi e-mail qua mạng,nú sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí mà lại đến với được nhiều khách hàng trên thế giới…
tất cả phải được làm theo mẫu nhất định và mang tính nhất từ công ty tổng tới các đơn vị thành viên
Giải pháp 3: Công ty cần chủ động củng cố và thiết lập nhiều mối quan hệ liên doanh, liên kết với các bạn hàng
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế hiện nay doanh nghiệp nào không chủ động hội nhập thì sẽ bị tụt hậu và có khả năng sẽ bị đào thải ra khỏi nền kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa đang làm nảy sinh nhiều thách thức cho nhiều công ty khác nhau và những thách thức này không ngừng thay đổi mà: “Việc thích ứng với những thách thức về kinh doanh mà quá trình toàn cầu hóa đang đặt ra cũng như môn lướt ván trên biển. Một người lướt ván giỏi sẽ không thể tiến bộ hơn khi đại dương lặng song-giống như những thị trường phát triển dự kiến sẽ được thành lập trong những năm sắp tới. Chế ngự những con song lớn đó là những thị trường đang nổi lên có thể gặp nhiều rủi ro lớn, nhưng cuối cùng sễ đạt nhiều thành quả hơn”. Hơn thế trong kinh doanh, doanh nghiệp không tồn tại một cách độc lập mà nó tồn tại trong rất nhiều các mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là trong kinh doanh xuất khẩu. Vegetexco No.I không phải là một ngoại lệ. Tăng cường liên doanh liên kết sẽ giúp cho công ty và các đơn vị thành viên nhanh chóng đổi mới công nghệ sản xuất, thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư lớn, tận dụng được cơ sở vật chất của các đối tác ở nước ngoài. Vì vậy chi phí để xuất khẩu hàng hóa của công ty sẽ giảm đi rất nhiều, hơn thế công ty còn có thể nhanh chóng thâm nhập và mở rộng thị trường qua việc sử dụng cỏc kờnh phân phối đã được hình thành sẵn của các đối tác.
Để đạt được kết quả cao trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu công ty cần chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tích cực tham gia và chủ động tổ chức các buổi triển lãm, hội chợ quốc tế vì đó là những cơ hội tốt để thâm nhập vào thị trường nước ngoài, tìm kiếm các đối tác trong kinh doanh và qua đú cụng ty thấy rừ được vị thế của mỡnh giữa cỏc đối thủ cạnh tranh. Mặt khác công ty cần thúc đẩy việc mở các văn phòng đại diện, các cửa hàng bán lẻ, thiết lập hệ thống phân phối của mình tại các nước nhập khẩu, tạo cơ hội hiểu rừ hơn về thị trường và khai thỏc thị trường cú nhiệu hiệu quả