Kỳ thị từ phƣơng tiện truyền thông đối với ngƣời đồng tính

Một phần của tài liệu sự kỳ thị với nhóm MSM tại Hà Nội (Trang 46)

9. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

2.3Kỳ thị từ phƣơng tiện truyền thông đối với ngƣời đồng tính

Bên cạnh đó, báo chí là một trong nhữn kênh rất quan trọng để đƣa vấn đề đồng tính nam tới công chúng nói chung và góp phần vào việc giảm kỳ thị của cộng đồng tới nhóm này, mặc dù mức độ kỳ thị vẫn còn ở mức cao. Trung tâm iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng cùng với Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã thực hiện nghiên cứu với việc tìm hiểu hơn 500 bài báo thuộc bốn báo in và sáu báo mạng, cung cấp kết quả tỉ lệ kỳ thị chiếm 41%, không kỳ thị chiếm 18%, không xác định 41%. Trong số 500 bài báo, có tới hơn 2/3 bài báo liên quan đến tình dục đồng giới đƣợc đăng ở chủ đề phụ để hấp dẫn ngƣời xem, gần một nửa (41%) số bài báo đều kỳ thị những ngƣời đồng giới, hiểu sai giữa định hƣớng tình dục và hành vi tình dục, lẫn lộn giữa gay và nam tình dục đồng giới, và giữa gay và chuyển giới [35]

Nói chung, hình ảnh của ngƣời đồng giới đƣợc miêu tả là những nhóm không bình thƣờng do những khuôn mẫu giới. Vì thế, các bài báo thƣờng miêu tả những ngƣời đồng tính nam luôn mang hình ảnh của phụ nữ và những ngƣời đồng tính nữ mang đặc điểm của nam. Việc đƣa tin bài có liên quan đến MSM

trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng hiện còn có nhiều điều để bàn. Không chỉ có MSM mà có khá nhiều ngƣời dân cũng tỏ ra không hài lòng và phàn nàn về một s ố phóng viên đƣa tin, bài còn thiếu khách quan, thiên lệch, dùng từ ngữ không thiện cả m, hoặc cẩu thả.v.v.

 http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Lay-chong-xang-pha- nhot/30139273/114/

 http://zaizin.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=344

 http://zaizin.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=355

Qua đó làm cho hình ảnh MSM bị méo mó, tạo cả m giác ghê sợ hoặ c không có thiện cảm cho ngƣời đọc. Điều này đã làm cho nhiều MSM càng thấy buồn tủi, mặc cả m và tự ti hơn.

Kết quả 3 thảo luận nhóm cho thấy, phim ảnh báo chí khi đề cập tới nhóm MSM là những hình ảnh không mấy thiện cảm, MSM gắn liền với các tệ nạn xã hội (giang hồ, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm…)

Một số bộ phim hay bài báo khi viết về MSM thƣờng phóng đại cuộc sống của MSM theo chiều cạnh tiêu cực, cụ thể trong phim “Cô gái xấu xí”, xây dựng nhân vật Hùng Long thái quá, hay bộ phim “Cảnh sát hình sự” đã đƣợc dựng phim từ tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà” của Bùi Anh Tuấn, với những nhân vật đồng tính là má mỳ, chém giết lẫn nhau… ảnh hƣởng tiêu cực tới cộng đồng MSM.

Tuy nhiên, hầu hết phim ở Việt Nam thể hiện những nhân vật phụ là ngƣời đồng tính nam nhƣ những ngƣời ẻo lả, giống đàn bà hoặc theo đuổi những ngƣời đàn ông khác một cách lộ liễu dùng để gây cƣời, thu hút khán giả hơn là phản ánh đúng thực tế cuộc sống của ngƣời đồng tính chẳng hạn nhƣ phim

Những cô gái chân dài, Chuyện tình công ty quảng cáo. Điều này có thể làm cho dƣ luận có ác cảm hơn với ngƣời đồng tính. Một số đạo diễn cũng thừa nhận

thực tế này và cho rằng nên có những bộ phim thể hiện ngƣời đồng tính một cách đúng đắn hơn cho dù là ở vai phụ.

“Điện ảnh Việt Nam rất hay nhắc đến đề tài đồng tính, nhưng luôn tạo cho khán giả cái nhìn méo mó. Lúc nào các chàng gay cũng phải ẻo lả, sơn mong tay, dũa móng chân, đi ẹo ẹo.. trong khi thực tế cuộc sống, có rất nhiều chàng gay manly{đàn ông}, đẹp trai, râu hùm hàm én.. Và nhân vật đồng tính trong phim đều chỉ làm điểm nhấn – trò cười cho khán giả xem phim. Trong các phim xxx {quan hệ tình dục}, lúc nào cũng có những cô gái les {đồng tính nữ} ra làm trò, em chẳng hiểu để làm gì khi đó là phim xxx cho các cặp dị tính, vậy mà mang các cô ấy ra với mục đích giải trí, tiêu khiển và "tạo cảm hứng" - vô lý” (Tâm sự của một người đồng tính trên diễn đàn webtretho.com với nick “onmyway”)[44]

Theo các MSM cho biết, nhiều bộ phim hiện nay xây dựng các nhân vật MSM chủ yếu để câu khách, gây sự tò mò, tạo tính hài hƣớc bởi sự ác của nhân vật, gắn với những tệ nạn xã hội (má mỳ, giết nhau…).

Hiện MSM cho biết, nhiều MSM bóng kín là những giáo sƣ, giảng viên đại học, giữ những chức vụ cao trong xã hội thì chƣa bao giờ báo chí và truyền thông đề cập tới, và rất nhiều MSM đã có nhiều đóng góp cho xã hội và đất nƣớc thì không đƣợc nhắc đến mà phần lớn chỉ phản ánh phần nào bức tranh nổi của nhóm này.

“Nhóm MSM này đa dạng lắm em ơi, cao có, thấp có {ám chỉ trình độ học vấn}. Có người làm toà án nhân dân tối cao, cảnh sát cơ động có, giáo sư có. Những người này không dám lộ diện, họ thường đeo khẩu trang khi tìm bạn tình. Vừa rồi, anh thuyết phục mãi một anh công an tham gia PVS đấy”, (PVS, nam, 42 tuổi, lao động tự do, học vấn 12/12).

Theo một điều tra mới đây của iSEE (10.2008 - 1.2009) với 3.231 NĐT cho thấy, họ có trình độ học vấn cao, trong đó 68% là có trình độ CĐ, ĐH, 10% là có trình độ sau ĐH [35]

Nhiều tờ báo đã sử dụng những tít rất giật gân “Những cô nàng pê đê”, để thu hút độc giả nên những bài báo này đã gán nhãn nhƣ tệ nạn giết ngƣời, tệ nạn xã hội, buôn bán trẻ em, …Điều này cho thấy, đồng tính đƣợc sử dụng là chi tiết để gây sự chú ý cho ngƣời đọc. Điều này khiến xã hội có cái nhìn phiến diện về đồng tính luyến ái. Dƣới đây là vài trong rất nhiều tít giật gân về MSM có thể thấy ở các đƣờng link sau:

- Chuyện các nàng pêđê đi hát sinh nhật - http://vietbao.vn/An-ninh-Phap- luat/Chuyen-cac-nang-pe-de-di-hat-dam-ma-sinh-nhat/70089890/218/ - Thế giới bí ẩn xăng pha nhớt – thâm nhập động mại dâm nam -

http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/The-gioi-bi-an-xang-pha-nhot-Tham- nhap-dong-mai-dam-nam/45154442/111/

- http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/04/3BA01B8C

- http://www.hctv.com.vn/modules.php?name=homes&op=ndetail&n=167 1&nc=108

- Má mì Hiếu pê đê đƣợc giảm án - http://vietbao.vn/An-ninh-Phap- luat/Ma-mi-Hieu-Pede-duoc-giam-an/10954266/218/

Ở Việt Nam, đề tài đồng tính không bị cấm, nhƣng trƣớc đây ngƣời viết hay né tránh. Vì thiếu thông tin, nên hiểu biết của công đồng về ngƣời đồng tính này thƣờng sa vào khía cạnh tiêu cực, đánh đồng giới đồng tính với sự sa đọa, bệnh tật, tệ nạn xấu xa. Hiểu sai dẫn đến ứng xử sai, khiến ngƣời đồng tính trở nên mặc cảm, sống co cụm.

Nhiều bài báo đã đề cập đến nguy cơ hành vi tình dục của ngƣời đồng song một số bài viết thiên về quan niệm hành vi tình dục của ngƣời đồng tính là

đáng lên án, lệch chuẩn, là ăn chơi đua đòi, sống trụy lạc. Quyền đƣợc kết hôn của ngƣời đồng tính đƣợc đề cập nhiều nhất. Tuy nhiên, quyền yêu và đƣợc yêu, quyền có con, quyền nhận con nuôi, quyền tiếp cận với các dịch vụ tƣ vấn thể hiện không nhiều trong các bài báo.

Ngƣời đồng tính trong tác phẩm văn học, phim ảnh, sách báo ngƣời đồng tính bị hƣ cấu, không có thật, bị bóp méo, biến dạng, khai thác những khía cạnh xấu.

Qua những phân tích trên cho thấy, phƣơng tiện truyền thông vô tình khoét sâu sự kỳ thị của cộng đồng nói chung tới ngƣời đồng tính.

Một phần của tài liệu sự kỳ thị với nhóm MSM tại Hà Nội (Trang 46)