9. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
2.6 Nguyên nhân của sự kỳ thị
2.6.1 Thiếu thông tin
Qua việc phân tích số liệu trong nghiên cứu định tính và định lƣợng cũng nhƣ những gì quan sát đƣợc trong quá trình đi thu thập thông tin, tác giả thấy rằng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự kỳ thị với nhóm MSM là do gia đình và ngƣời dân trong cộng đồng thiếu thông tin, kiến thức về tình dục đồng giới nam. Theo nghiên cứu “Tình dục đồng giới nam tại Việt Namm - Kỳ thị và hệ quả xã hội” của tổ chức SHARPC năm 2008 cho thấy, nhìn chung ngƣời dân và cán bộ địa phƣơng đều coi MSM là trái với tự nhiên (68%) và gần một nửa coi đó là “bệnh hoạn” (48%). Có 36% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng tình dục đồng giới là “tệ nạn xã hội” cần xóa bỏ, 27% cho đó là kết quả của sự đua đòi, hƣ hỏng. Điều đáng chú ý là có khoảng một phần ba ngƣời đƣợc hỏi tin rằng có thể “lây” MSM nếu chơi với họ. Tuy nhiên những ngƣời trong cộng đồng có thông tin và hiểu biết về MSM thì dƣờng nhƣ họ thông cảm hơn với nhóm này và có ý kiến về nguyên nhân của MSM gần với ý kiến của những MSM hơn so với những ngƣời chỉ đƣợc nghe thông tin mà chƣa có dịp tiếp xúc.
Phần lớn các thành viên trong gia đình ngƣời đồng tính cũng rất thiếu thông tin và thiếu hiểu biết về tình dục đồng giới nam. Nhiều ngƣời không biết
con/em mình có khuynh hƣớng tình dục đồng giới từ khi nào và họ bị sốc hoặc lúng túng khi bắt gặp con/em mình ôm hôn, hoặc quan hệ tình dục với bạn trai tại nhà, hoặc có biểu hiện sinh hoạt hàng ngày không giống chuẩn mực của nam giới (tác phong ẻo lả, thích mặc váy, trang điểm son phấn . v.v).Theo ý kiến những đồng tính nam, có nhiều nguyên nhân khiến cho cộng đồng có thái độ kỳ thị với nhóm này.
2.6.2 Định kiến giới
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự kỳ thị với ngƣời đồng tính là do gia đình và cộng đồng còn có nhiều định kiến về giới và vai trò giới. Với nền văn hóa lúa nƣớc, trong bối cảnh hiện nay khi mà ngƣời dân vẫn còn trọng nam khinh nữ thì họ không thể chấp nhận hình ảnh nam giới lại ẻo lả và có vẻ bề ngoài nhƣ một phụ nữ và đặc biệt là không thể chấp nhận việc con trai mình mất đi vai trò duy trì nòi giống, nối dõi tông đƣờng, cũng nhƣ là trụ cột trong gia đình mà xã hội đã ngầm quy định. Họ cho rằng, nam giới phải độc lập, mạnh mẽ, có năng lực, quan trọng hơn đặc biệt là ngƣời ra quyết định. Nhiều gia đình có MSM và cộng đồng nhìn thấy sự tồn tại của tình dục đồng giới nam nhƣng lại không chấp nhận nó, coi đó là một điều trái với tự nhiên và trái với thuần phong mỹ tục. Những đặc tính đó đã gán cho nam giới dƣới góc độ phê phán và làm cho họ bị thiệt thòi xét theo khía cạnh nào đó. Chính điều này khiến cho MSM khó hoàn thành trách nhiệm một cách dễ dàng (Ngƣời cha, trụ cột, nối dõi tông đƣờng, chỗ dựa cho cha mẹ khi về già…). Đồng thời, định kiến giới chính là rào cản làm cho MSM hạn chế các cơ hội trong cuộc sống (việc làm, tiếp cận giáo dục y tế…).
Nguyên nhân sâu xa của định kiến này bắt nguồn từ quan niệm về vai trò giới và khuôn mẫu giới với hệ thống hai giá trị trong đó các đặc điểm nam tính, nữ tính ở hai thái cực riêng biệt. Đây cũng chính là nguyên nhân nhóm MSM “bóng lộ” chịu sự kỳ thị và hậu quả của sự kỳ thị nặng nề hơn so với nhóm “bóng kín”.
2.6.3 Người kỳ thị không ý thức được hành động kỳ thị của mình
Một nguyên nhân không thể bỏ qua đó là MSM tự kỳ thị mình và cam chịu sự kỳ thị của cộng đồng. Bản thân MSM cũng có những suy nghĩ hoặc hành động tự kỳ thị bản thân mình. Điều này có thể xuất phát từ mặc cảm rằng mình đang làm điều gì trái với chuẩn mực xã hội. Cùng với sự dè bỉu, miệt thị của cộng đồng, khiến họ phải sống hai mặt, giấu giếm, chạy trốn khuynh hƣớng tình dục đồng giới mà họ đang có và sống co mình lại.