Luật pháp, chính sách và các khuôn khổ pháp chế

Một phần của tài liệu sự kỳ thị với nhóm MSM tại Hà Nội (Trang 65)

9. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

2.7 Luật pháp, chính sách và các khuôn khổ pháp chế

2.7.1. Khuôn khổ luật pháp và thể chế

Việt Nam chƣa có quy định nào chống lại việc nam giới có quan hệ tình dục với nam giới nhƣng luật hôn nhân và gia đình cấm hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, việc dự phòng cho họ lâu nay hầu nhƣ bị lãng quên hoặc chỉ đƣợc nhắc tới trong vài nghiên cứu gần đây. Bởi vì lý do chủ yếu có lẽ ít ai công nhận sự tồn tại của họ và những nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục với nam này. Trên thực tế, cho đến thời điểm nghiên cứu chƣa có quy định pháp lý cụ thể nào về quyền quan hệ tình dục của ngƣời trƣởng thành ở Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ cấm kết hôn giữa “những ngƣời cùng giới tính” (khoản 5, điều 10, Luật HNGĐ 2000).

Trong những năm qua nhờ có những nỗ lực vận động chính sách và sự cam kết của chính phủ đáp ứng dịch HIV, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đƣợc công nhận là một nhóm có nguy cơ cao. Một số văn bản luật pháp và chính sách liên quan đến nhóm này bao gồm:

- Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt từ các hoạt động và triển khai chƣơng trình HIV. Nghị quyết số 54/CT-TW của

Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm MSM và xác định nhu cầu cần đƣa nhóm MSM vào các chƣơng trình can thiệp HIV.

- Luật HIV/AIDS đƣợc Quốc Hội thông qua vào tháng 6 năm 2006 và một số tài liệu pháp lý khác của chính phủ Việt Nam nêu rõ việc cần bảo vệ những nhóm dân cƣ dễ bị tổn thƣơng, trong đó có nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Ngoài ra, không có luật nào ở Việt Nam trừng phạt các hành vi tình dục đồng giới. Điều này đã tạo ra một môi trƣờng pháp lý thuận lợi để mở rộng các đáp ứng cải thiện tính dễ bị tổn thƣơng của MSM ở Việt Nam.

- Nhóm MSM đã đƣợc đƣa vào khung giám sát đánh giá quốc gia, chƣơng trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI, các chƣơng trình hành động về truyền thông thay đổi hành vi, giảm tác hại và phòng chống các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.

- Việt Nam đã phê chuẩn công ƣớc quốc tế về các quyền liên quan đến kinh tế, xã hội và văn hóa, thể hiện trách nhiệm của chính phủ trong việc „đảm bảo các dịch vụ y tế phù hợp về văn hóa và các cán bộ y tế đƣợc đào tạo để nhận biệt và đáp ứng lại các nhu cầu cụ thể của những nhóm dễ bị tổn thƣơng và bị gạt ra ngoài lề xã hội‟.

Một số dự án của Việt Nam đang đƣợc triển khai để hỗ trợ nhóm MSM giảm các hành vi nguy cơ cao. Các hoạt động bao gồm tiếp cận cộng đồng, nâng cao năng lực cho những ngƣời cung cấp dịch vụ, tổ chức các chiến dịch truyền thông, xây dựng tác cộng đồng trên mạng và tại địa phƣơng, giáo dục đồng đẳng, các dịch vụ tƣ vấn xét nghiệm tự nguyện và khám chữa bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và rất nhiều hoạt động khác. Các nhóm làm việc MSM ở cấp quốc gia và tỉnh (Hà Nội, Hải phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ) đã đƣợc thành lập và họp thƣờng xuyên. Các nhóm làm việc mời đại diện từ phía cộng động MSM, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác khác đến thảo luận, chia sẻ thông tin về các can thiệp HIV.

2.7.2 Những khoảng trống chính sách và khuôn khổ thể chế

Mặc dù môi trƣờng chính sách ở cấp quốc gia khá thuận lợi và đã có nhiều thành công trong việc đáp ứng dịch HIV, vẫn còn có những khoảng trống lớn về thông tin chiến lƣợc, về nhận thức, hỗ trợ và triển khai các chƣơng trình liên quan đến MSM. Hiện nay vẫn chƣa có ƣớc tính quy mô quần thể MSM nào đƣợc tiến hành ở Việt Nam. Các nghiên cứu về hành vi chỉ tập trung vào số mẫu nhỏ. Việc thiếu các thông tin về MSM ở cấp toàn quốc khiến cho việc lập kế hoạch, thực hiện và mở rộng các chƣơng trình về MSM và HIV dựa trên các bằng chứng thực tế gặp nhiều khó khăn. Việc thiếu các tài liệu ghi chép các mô hình tốt, những bài học kinh nghiệm và những thực hành tốt cũng là một thử thách trong việc đáp ứng các nhu cầu liên quan đến HIV một cách hiệu quả và có chiến lƣợc.

Kỳ thị và phân biệt đối xử với nhóm MSM vẫn còn là một thử thách và hạn chế nhóm này tiếp cận các can thiệp phòng chống, xét nghiệm, tƣ vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, nhiễm trùng cơ hội và AIDS. Một số MSM vẫn chƣa ý thức đƣợc về nguy cơ lây nhiễm HIV xuất phát từ hành vi của mình. Tuy nhiên hiện nay vẫn chƣa có hƣớng dẫn quốc gia cho những ngƣời cung cấp dịch vụ để đảm bảo các dịch vụ thân thiện với nhóm MSM, đáp ứng các nhu cầu cụ thể cũng nhƣ sự đa dạng về giới và tình dục của nhóm này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Từ những thông tin thông qua các thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với các đối tƣợng khác nhau, cùng với các nghiên cứu trƣớc đó, tác giả đề tài nhận thấy rằng, kỳ thị đối với nhóm MSM vẫn đang diễn ra gay gắt mặc dù đã cải thiện trong thời gian gần đây với những biểu hiện kỳ thị khác nhau.

Có 3 nguyên nhân chính khiến tình trạng kỳ thị của cộng đồng nói chung diễn ra phổ biến. Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến sự kỳ thị với MSM là do gia đình ngƣời đồng tính và ngƣời dân trong cộng đồng hầu hết thiếu thông tin, kiến thức về tình dục đồng giới nam. Kết quả của đề tài đã chỉ ra rằng nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự kỳ thị với nhóm MSM là do gia đình và cộng đồng còn có nhiều định kiến về giới và vai trò giới. Gia đình và cộng đồng không chấp nhận MSM, coi đó là một điều trái với tự nhiên và trái với thuần phong mỹ tục. Nguyên nhân sâu xa của định kiến này bắt nguồn từ quan niệm về vai trò giới và khuôn mẫu giới với hệ thống hai giá trị trong đó các đặc điểm nam tính, nữ tính ở hai thái cực riêng biệt. Đây cũng chính là nguyên nhân nhóm “bóng lộ” chịu sự kỳ thị và hậu quả của sự kỳ thị nặng nề hơn so với nhóm “bóng kín”. Nguyên nhân thứ ba không thể bỏ qua đó là MSM tự kỳ thị mình và cam chịu sự kỳ thị của cộng đồng. Bản thân MSM cũng có những suy nghĩ hoặc hành động tự kỳ thị bản thân mình. Điều này có thể xuất phát từ mặc cảm rằng mình đang làm điều gì trái với chuẩn mực xã hội. Cùng với sự dè bỉu, miệt thị của cộng đồng, khiến họ phải sống hai mặt, giấu giếm, chạy trốn khuynh hƣớng tình dục đồng giới của họ.

của sự kỳ thị trong gia đình đối với MSM rất đa dạng và có nhiều mức độ khác nhau. Điều này có thể xuất phát từ nhận thức khác nhau của mỗi gia đình. Một số gia đình có thái độ tiêu cực nhƣ tức giận, hắt hủi, lo sợ mất danh dự gia đình, sợ không có ngƣời nối dõi tông đƣờng, hay xấu hổ với ngƣời xung quanh hoặc một số gia đình có hành vi nhƣ mắng chửi, tìm cách ngăn cản tiếp xúc với bạn trai, hay tìm cách bắt phải thay đổi hành vi tình dục, thậm chí hành động tiêu cực hơn nhƣ đuổi khỏi nhà, hủy hoại đồ dùng cá nhân, ly thân, hay ly dị chỉ là số nhỏ.

Ngoài cộng đồng, dạng kỳ thị khá phổ biến là ngƣời dân nhìn MSM với ánh mắt không thiện cảm, ghê sợ, hoặc giữ khoảng cách trong quan hệ với họ, không xa lánh nhƣng cũng không gần gũi. Nhóm ngƣời cao tuổi kỳ thị nhiều hơn so với nhóm ngƣời trẻ tuổi. Nhóm ngƣời học vấn thấp kỳ thị nhiều hơn so với nhóm ngƣời học vấn cao. Cán bộ chính quyền và ban ngành có liên quan ít kỳ thị hơn so với ngƣời dân trong cộng đồng, nhƣng sự quan tâm của họ đến nhóm MSM thì còn rất ít. Hầu hết ý kiến của những ngƣời tham gia nghiên cứu cho rằng MSM chƣa đƣợc tôn trọng và chƣa đƣợc đối xử công bằng nhƣ những ngƣời nam khác trong gia đình và cộng đồng. Trêu chọc, dè bỉu, khinh rẻ hoặc sử dụng những từ ngữ miệt thị mà nguời dân sử dụng để ám chỉ những ngƣời đồng tính. Nhiều ngƣời cũng tìm cách xa lánh họ, hoặc ngăn cản con em mình có quan hệ giao lƣu với những MSM vì sợ bị lây khuynh hƣớng tình dục đồng giới. Mặc dù có thái độ kỳ thị nhất định, song cộng đồng vẫn chƣa kỳ thị MSM đến mức tẩy chay họ hoàn toàn, mà giúp đỡ khi cần thiết.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy MSM “bóng kín” thƣờng chịu sự kỳ thị ít hơn so với MSM “bóng lộ”, bởi lẽ nhóm “bóng kín” không có sự khác biệt về nhiều mặt so với nam giới, ngoại trừ khuynh hƣớng tình dục MSM đang đƣợc họ cố gắng che giấu. Học vấn của họ không có gì khác thƣờng so với mặt bằng chung của xã hội. Hầu hết nhóm “bóng kín” có việc làm ổn định và có một số ngƣời thành đạt về con đƣờng sự nghiệp/công

danh. Hơn nữa về dáng vẻ bề ngoài MSM “bóng kín” giống hệt nam giới, vì vậy rất khó nhận diện họ ngay cả ngƣời trong giới MSM với nhau.

Nhóm MSM “bóng lộ” thƣờng bị gia đình và cộng đồng kỳ thị nặng nề hơn rất nhiều so với nhóm MSM “bóng kín”.

Nhìn chung, khi đối diện với sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng, phản ứng tiêu cực của MSM dễ thấy nhƣ bỏ học, bỏ nhà di cƣ đến nơi ở mới, hoặc thuê nhà ở riêng ít ngƣời biết và không ít ngƣời đã có ý định tìm đến cái chết. Nhìn chung phần lớn ngƣời MSM cam chịu sự kỳ thị của cộng đồng và gia đình, họ không dám lộ diện, chịu cảnh sống hai mặt, họ lảng tránh tiếp xúc với họ hàng, ngƣời thân, nơi đông ngƣời và nhiều hoạt động mà họ có quyền tham gia (nhƣ khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, văn nghệ thể thao. v.v).

Sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng đối với MSM đã làm cho cuộc sống của nhóm này, đặc biệt là “bóng lộ” gặp khó khăn về nhiều mặt, hoặc gây ra những hệ quả xấu không chỉ cho MSM mà còn cho xã hội. Một thực tế cần phải nhìn nhận đó là nhiều MSM, khi bỏ nhà ra đi, họ không có việc làm ổn định, họ kiếm sống bằng những nghề lao động tự do hoặc phải sống bằng những nghề mà xã hội không mong muốn (Lô đề, mại dâm, trộm cắp…).

Do vẻ bề ngoài của mình khác biệt với nam giới, vì vậy trong cuộc sống MSM “bóng lộ” thƣờng gặp khó khăn nhiều hơn so với MSM “bóng kín” khi họ sử dụng các dịch vụ công (thủ tục làm giấy tờ tuỳ thân, dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ vệ sinh công cộng, dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao…). Điều này đã làm cho một số MSM “bóng lộ” không thể thuê/mƣợn nhà, không thể xuất cảnh hoặc đi lại bằng máy bay vì không có giấy tờ tuỳ thân. Những MSM“bóng lộ” nói rằng họ rất ngại hoặc không đi khám, chữa bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục tại các cơ sở nhà nƣớc, vì với vẻ bề ngoài của mình là phụ nữ, họ không biết nên vào phòng khám nam hay phòng khám nữ. Việc giấu giếm bệnh và không điều trị kịp thời rất

dễ làm tăng sự lây lan bệnh cho bạn tình và cộng đồng, nếu họ không sử dụng BCS đúng cách khi QHTD.

3.2 Kiến nghị

Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của ngƣời dân, cán bộ chính quyền các ban ngành, đoàn thể tha m gia vào nghiên cứu cũng nhƣ ý kiến của các đồng tính nam, tôi xin nêu một số kiến nghị chính dƣới đây:

 Truyền thông nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin, kiến thức khoa học về MSM cho gia đình và ngƣời dân trong cộng đồng. Để từng bƣớc xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử của họ đối với MSM.

 Truyền thông nâng cao nhận thức đối với MSM về tình dục an toàn, để dự phòng HIV/STD. Chú trọng việc nâng cao kỹ năng thƣơng lƣợng dùng BCS trong quan hệ tình dục, hiểu biết về cơ chế bội nhiễm và các kỹ năng sống khác.

 Truyền thông nâng cao nhận thức tiến tới thay đổi hành vi cho những ngƣời cung cấp dịch vụ công (công an, y tế, giáo dục, v.v..) về cuộc sống của MSM, quyền và các nhu cầu của họ, nhằ m nâng cao sự tôn trọng nhân phẩ m của MSM và cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ công của MSM.

 Truyền thông nâng cao nhận thức cho các gia đình có MSM, giả m thiểu sự kỳ thị, tạo môi trƣờng sống lành mạnh và bình đẳng cho MSM, giúp họ có các cơ hội bình đẳng tha m gia vào các hoạt động nhiều mặt của xã hội, đặc biệt là lao động và học tập và phòng chống HIV/STD.

 Cung cấp thông tin và kiến thức khoa học về MSM cho các phóng viên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhằ m giúp họ hiểu và có cách nhìn đúng đắn về MSM, nhằm cải thiện cách đƣa tin, bài có liên quan đến MSM. Chú trọng đƣa tin, bài một cách khách quan và theo chiều hƣớng tích cực để động viên khuyến khích MSM giảm mặc cảm và chủ động tham gia các hoạt động xã hội.

 Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là chủ các cơ sở kinh tế có thuê lao động, nhằ m giả m thiểu sự kỳ thị, tạo điều kiện cho MSM có việc là m và hòa nhập với cộng đồng;

 Đặc biệt tạo điều kiện cho MSM "bóng lộ" có việc làm ổn định. Điều này sẽ giúp hạn chế việc MSM bị buộc phải kiếm sống bằng những nghề mà xã hội không mong muốn để rồi làm trầm trọng thêm định kiến vốn không xuất phát từ sở thích tình dục đồng giới trong xã hội.

 Tạo điều kiện cho MSM đối thoại và xây dựng nếp sống văn hóa với cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội chung ở địa phƣơng nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt là sự hiểu biết của cộng đồng đối với nhóm MSM.

 Cần đƣa việc phòng chống HIV/AIDS đối với MSM vào chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia, vì hiện nay hầu hết các tỉnh thành chƣa hề quan tâm đối với nhóm MSM, mặc dầu một số kết quả nghiên cứu cho rằng họ có hành vi nguy cơ làm lây nhiễm HIV/STD.

 Các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc cần nghiên cứu và rà soát lại các văn bản pháp quy có liên quan đến hôn nhân, gia đình, việc tiếp cận các nguồn lực (đất đai, tín dụng, thừa kế tài sản, v.v...), tiếp cận các dịch vụ công nhƣ giáo dục, y tế, các dịch vụ hành chính, việc làm và các lĩnh vực có liên quan nhằ m đảm bảo quyền lợi chính đáng của những ngƣời ĐTN, đƣợc đối xử bình đẳng về việc làm và trong việc tiếp cận các nguồn lực cơ bản nhƣ vay vốn, đào tạo nghề, dịch vụ y tế của MSM.

 Thiết lập các dịch vụ khám chữa bệnh thân thiện hoặc dành riêng cho đồng tính nam và bác sĩ cũng chính là các đồng tính nam.

 Xây dựng hiệp hội dành riêng cho đồng tính nam, và mạng lƣới tại các tỉnh (trực thuộc Trung tâm y tế dự phòng) để tuyên truyền và tƣ vấn cho cộng đồng này trên khắp cả nƣớc;

nông thôn, nơi mà tiếp cận internet còn hạn chế, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng này (đặc biệt cha mẹ tại khu vực nông thôn, miền núi) đối với ĐTN

 Đƣa kiến thức khoa học về tình dục đồng giới vào chƣơng trình giáo dục giới tính ở các trƣờng phổ thông. Nhằm tránh sự kỳ thị và phân biệt đối

Một phần của tài liệu sự kỳ thị với nhóm MSM tại Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)