Sơ lƣợc tình hình MSM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu sự kỳ thị với nhóm MSM tại Hà Nội (Trang 26)

9. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

1.4. Sơ lƣợc tình hình MSM tại Việt Nam

Dựa trên tống quan của các bài viết, báo cáo nghiên cứu hành vi, tỷ lệ mắc HIV và nghiên cứu định tính xã hội vào những năm 1990, 2000, chúng ta thấy có bằng chứng cho rằng, tình dục đồng giới nam tƣơng đối phổ biến. Ở một số nƣớc châu Á, tỷ lệ này dao động từ 3% đến 9% trong độ tuổi trƣởng thành, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Cụm từ “Men who have sex with men” (MSM) du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990 cùng với việc phát hiện dịch HIV. Cụm từ này nhằm chỉ hành vi chứ không chỉ đặc tính. Có thể dịch thô là “nam quan hệ tình dục với nam”, mô tả tất cả những ngƣời tham gia vào tình dục đồng giới nam, bất kể do hoàn cảnh, sở thích hay đặc tính tình dục. Chúng ta quen gọi họ là “đồng cô” (thƣờng dùng ở phía Bắc), “đồng bống” (thƣờng dùng ở phía Nam), dụng ý chỉ những ngƣời nam mặc quần áo nữ hoặc thể hiện họ nhƣ phụ nữ.

Ở Việt Nam, chƣa có nghiên cứu đánh giá tỷ lệ MSM, cũng nhƣ con số thống kê chính xác về số MSM trong xã hội. Nhƣng dựa vào các nghiên cứu của một số nƣớc trong khu vực, tỷ lệ ƣớc tính dao động từ 3% đến 8%, ở độ tuổi 15-

49. Dựa trên tỷ lệ này, ƣớc tính thô tại một số tỉnh, đặc biệt là một số tỉnh đã có một số hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm MSM, số lƣợng MSM là không nhỏ, có thể lên tới vài trăm ngàn[47].

Bảng 1: Ƣớc tính thô số lƣợng MSM tại một số tỉnh thành của Việt Nam[47]

Tỉnh Nam giới (15-49) Ƣớc tính thấp (3%) Ƣớc tính TB (5%) Ƣớc tính cao (8%) Hồ Chí Minh 1,909,720 57,292 95,486 152,778 Hà Nội 814,951 24,449 40,748 65,196 Cần Thơ 585,177 17,555 29,259 46,814 Hải Phòng 509,917 15,298 25,496 40,793 Khánh Hoà 324,409 9,732 16,220 25,953 Đà Nẵng 223,549 6,706 11,177 17,884 Huế 302,632 9,079 15,132 24,211 Quảng Ninh 330,932 9,928 16,547 26,475

Theo ƣớc tính thô số MSM từ năm 2005, dựa trên số MSM các nƣớc trong khu vực thƣờng chiếm 3 - 9% dân số, thì riêng tại TP Hồ Chí Minh ƣớc tính thấp (3%) đã là 57.292 ngƣời và ƣớc tính cao (9%) là 152.778 ngƣời. Tại Hà Nội, số MSM tƣơng ứng là 24.449 - 65.196 ngƣời. Theo ƣớc lƣợng của những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực này, số ngƣời đồng tính nam tại Hà Nội là khoảng 10.000 ngƣời và TP Hồ Chí Minh là khoảng 25.000 ngƣời. Sự thiếu hụt số liệu ƣớc tính quần thể, số liệu giám sát hành vi và huyết thanh với HIV/AIDS và STIs... khiếm MSM càng khó kiểm soát trong phòng tránh HIV/AIDS[42].

Việt Nam chƣa từng có thống kê trên cả nƣớc hoặc một vùng nào đó về số lƣợng hay tỉ lệ ngƣời đồng tính trong dân chúng cũng nhƣ những khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, sức khỏe của ngƣời đồng tính. Một số cuộc thăm dò qui mô nhỏ hoặc chỉ hƣớng tới một số đối tƣợng đã đƣợc thực hiện. Một cuộc thăm dò của trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 tiến hành trên 300 học sinh của ba trƣờng Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 42% học sinh cho rằng 1% học sinh trong trƣờng

mình là đồng tính, 2% học sinh cho rằng tỉ lệ này là 5%, 8% học sinh cho rằng 10%, còn 25% học sinh còn lại cho rằng nhiều hơn nữa[37].

Các tổ chức khác nhau đƣa ra dự đoán hoặc ƣớc tính số ngƣời đồng tính một cách khác nhau. Theo một báo cáo đƣợc công bố tại hội nghị khoa học kỹ thuật do Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, chƣa có những số liệu chắc chắn, đáng tin cậy về số lƣợng đồng tính nam ở Việt Nam. Tuy vậy, theo một nghiên cứu của bác sĩ Trần Bồng Sơn, số đồng tính nam ƣớc tính là khoảng 70.000 ngƣời. Nhƣng theo một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện tại Việt Nam, con số này lại vào khoảng 50.000-125.000 ngƣời[30].

Với sự cởi mở của cộng đồng nói chung và đa dạng thông tin về nhóm MSM bởi các kênh truyền thông, số lƣợng MSM lộ diện ngày càng tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn, nơi cộng đồng dễ dàng chấp nhận nhóm này hơn so với các địa bàn khác trong cả nƣớc.

Việc thống kê một cách đầy đủ và rộng khắp để đƣa ra những số liệu đúng đắn về ngƣời đồng tính ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính sách đối với ngƣời đồng tính cũng nhƣ tác động đối với xã hội nói chung. Tuy nhiên, việc thống kê này có nhiều khó khăn nhƣ sự khác nhau trong định nghĩa đồng tính luyến ái, sự không công khai của ngƣời đồng tính và sự không quan tâm đầy đủ của chính quyền và xã hội.

Một phần của tài liệu sự kỳ thị với nhóm MSM tại Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)