Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình đô thị hoá phục vụ cho quản lý đất đô thị ở quận Tây Hồ-Hà Nội (Trang 84)

Khó mà có được sự đánh giá một bước chuyển mình của một đơn vị hành chính - kinh tế - xã hội một cách chuẩn xác khi mà chúng ta không hiếu rõ mục tiêu đến đích của công cuộc phát triển đó là gì?

Trước m ắt có hai tiêu chí:

4.4.1. Dựa vào tiêu chí “phát triển theo cơ chế thị trường” thì rõ ràng đã có kết quả hiển nhiên, đó là:

* Chuyển từ m ột vùng văn hoá lịch sử bậc nhất của nước Việt Nam này và một địa bàn hấp dẫn m uôn người bởi màu xanh sinh thái Nước - Cây - Mây - Trời... thành m ột cụm bè tông đặc sít với một sắc thái văn hoá ngoại lai làm dựng dậy những lá đơn khiếu nại của cả ngàn người cư dân sờ tại lên N hà nước... Và chắc khó mà rửa sạch những cặn bã của nọc độc của luồng văn hoá phản hổi này khi nó đã gieo m ầm vào nhiều th ế hệ trẻ và nhất là tạo nên một thói quen sinh hoạt của nhiều giai tầng trong xã hội. Thói quen đó rất có thể còn mạnh hơn cả những kỷ cương nửa vời. Đạt theo nghĩa cơ chế thị trường, nhưng không đạt về đạo đức xã hội.

* N ếu nơi đô thị hoá là chuyển người nông thôn lên với cách sống đô thị thì có lẽ quận Tây Hồ đã “thành công” khi ta đã bê tông hoá được hệ thống nhà cấp 4 trước đây với vườn hoa, cây trái. Nhưng nếu nói công nghiệp hoá, hiện đại hoá

công nghiệp c h ế biến và thị trường... thì quận Tây Hồ mới chuyển được một bộ phận người ư ồng hoa thành người thương mại - dịch vụ...

Cáị được ít hơn cái m ất nếu xét về tổng thể của lọi ích xã hội.

4.4.2. Có lẽ b iết trước điều đó về hậu quả của “ cơ c h ế thị trường” mà Đ ảng và N hà nước ta phải thêm m ột vế mục tiêu: “theo định hướng xả hội chủ

nghĩa”.

Rất tiếc là khái niệm về cụm từ này chưa được bất kỳ ai và văn kiện nào làm rõ thế nào là “định hướng xã hội chủ nghĩa” để có thể coi nó như m ột tiêu chí đánh giá các thành tựu đã có.

Đánh giá chung cho thành quả đô thị hoá của quận Tây Hồ chỉ có thể nói rằng: chúng ta có một khu đô thị khang trang hơn, nhưng bên trong nó còn hàm chứa nhiều vấn đề về đạo đức, văn hoá, kinh tế, môi trường không mấy vừa lòng cư dân sở tại và khó đáp ứng với mong mỏi đợi chờ của dân tộc Viột Nam đối với 1 quận quan trọng bậc nhất như quận Tây Hổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình đô thị hoá phục vụ cho quản lý đất đô thị ở quận Tây Hồ-Hà Nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)