Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới nội dung xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc cũng như
nền văn hóa vùng, miền với phương hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc văn hóa vùng, miền kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nghị quyết Trung ương 5 khoa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đã xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Phương hướng mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa là “Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”1. Để thực hiện phương hướng mục tiêu trên, Đảng đưa ra 10 nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện và 4 giải pháp lớn, trong đó có giải pháp quan trọng là phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, với những nội dung xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư… Như vậy, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa trở thành nội dung và biện pháp quan trọng nhằm xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định các chỉ tiêu phấn đấu đạt đến năm 2005 trên lĩnh vực văn hóa, trong đó có xây dựng đời sống văn hóa là:
- 80% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. - 50% làng xóm, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa. - 78% xã, phường có nhà văn hóa
- Bình quân mỗi người dân được đọc 4 bản sách/năm.
1
Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã xác định nhiệm vụ bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bảo tồn cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [11, tr. 63].
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Luật di sản văn hóa, do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ IX thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và ban hành ngày 1 tháng 1 năm 2002, xác định nghề thủ công truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể và quy định việc bảo tồn như sau: “Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu” (Điều 24, Luật di sản văn hóa). Luật di sản văn hóa trên lĩnh vực lễ hội: “Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống, bài trừ hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật” (điều 25).
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”(Văn kiện Đại hội X, trang 33)
Tư tưởng nổi bật ở đây là tập trung nâng cao chất lượng của việc xây dựng con người và môi trường văn hoá để tạo nhân cách mới của con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển văn hoá từ Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) và kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (Khoá IX), Đại hội X đã xác định cụ thể ba lĩnh vực cần tập trung thực hiện:
- Xây dựng môi trường, lối sống và đời sống văn hoá của mọi người dân ở cơ sở, phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân. Thực hiện theo hướng góp phần nâng cao tinh thần công dân trong thời kỳ mới, nâng cao ý thức về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân đối với nhân dân, dân tộc và thời đại.
- Khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. (Văn kiện Đại hội X, trang 213)
Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực đặc trưng của văn hoá và có ý nghĩa tạo nên bộ mặt văn hoá dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần tạo ra môi trường thuận lợi về vật chất, tinh thần, phát huy dân chủ, đảm bảo tự do cho mọi sự sáng tạo; đồng thời, nêu cao trách nhiệm công dân của trí thức, văn nghệ sĩ trước nhân dân, dân tộc và thời đại.
- Tập trung xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, chú trọng xây dựng các công trình văn hoá tiêu biểu.
Hệ thống thiết chế văn hoá bao gồm toàn bộ bộ máy tổ chức, các cơ quan hoạt động sáng tạo, biểu diễn, nghiên cứu quản lý văn hoá, nghệ thuật; các đơn vị hành chính - sự nghiệp, toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ nhân sự cùng với cơ chế hoạt động để xây dựng vấn đề trong Chiến lược xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cùng với xây dựng thiết chế văn hoá, Đảng còn chủ trương tập trung vào các vấn đề trong Chiến lược xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng các công trình văn hoá lớn tiêu biểu cho những thành tựu sáng tạo mới của nền văn hoá Việt Nam hiện đại.
Các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của quá
trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay. Trên tinh thần ấy, cần phải quán triệt sâu sắc những định hướng mà Đại hội X của Đảng đã chỉ ra về kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam [13, tr. 106].
Như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng và phát triển văn hoá - xã hội, Đảng ta tiếp tục bổ sung và phát triển một số quan điểm mới. Những văn kiện nêu trên cho thấy vấn đề bảo tồn, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc là nội dung quan trọng trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa, văn nghệ, nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa phát huy vai trò quan trọng là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, theo dòng lịch sử, Đảng ta đã kế thừa tinh thần đoàn kết, anh dũng, kiên cường đấu tranh chống lại âm mưu xâm lược và đồng hóa dân tộc ta trên quê hương Kinh Bắc trong suốt nghìn năm Bắc thuộc của ông cha ta để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trên quê hương Kinh Bắc. Đó là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng trên tinh thần đoàn kết cộng đồng chặt chẽ làm cho mỗi làng quê trở thành pháo đài chống trả quân thù và sự xâm hại của những nền văn hóa xa lạ. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng Đảng ta không bảo thủ mà luôn luôn học hỏi sàng lọc tích lũy những yếu tố văn hóa tiến bộ của nhân loại trong sản xuất, trong làm ăn buôn bán, giao tiếp, ứng xử, để làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc, tạo sức mạnh, động lực mạnh mẽ
trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2.2.2. Quan điểm của Đảng bộ, chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh nói riêng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Chỉ thị số 27 – CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 14/1998/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ và Luật di sản. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp tích cưc, nhằm bảo tồn, giữ gìn, phát huy và phát triển những giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa Kinh Bắc – Bắc Ninh. Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Tỉnh ủy Bắc Ninh đã đề ra nhiệm bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị của bản sắc văn hóa Kinh Bắc, trong đó xác định: Quan tâm bảo tồn, phát huy và phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: Dân ca Quan họ, Ca trù, Tuồng, Chèo, Lễ hội… trên cơ sở quan điểm chung về giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc là: Cần phải quảng bá và phát huy giá trị nhiều mặt của bản sắc văn hóa Kinh Bắc; những phong trào tốt cần được bảo tồn, hoạt động nào chưa tốt cần được chỉnh sửa cho phù hợp để phát triển đúng hướng; chủ trương phát triển du lịch cần gắn với văn hóa Kinh Bắc và bản sắc văn hóa của quê hương Kinh Bắc – Bắc Ninh; đặc biệt đề xuất việc tôn vinh, ghi nhận tài năng của các nghệ nhân như những hạt nhân của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc.
Về thực hiện Chỉ thị số 27 – CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ra Thông tri số 02-TT/TU ngày 2/5/1998, Ủy ban nhân dân tỉnh ra Chỉ thị số 09/CT-UB ngày 11/7/1998 về thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ các hủ tục và tiêu cực trong đời sống văn hóa xã hội và đã được cụ thể hóa thành những điều khoản trong Quy ước thực hiện nếp sống văn minh.
Ngày 24/11/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI đã đề ra chủ trương “Đẩy mạnh phát triển nhanh các khu công nghiệp lớn tập trung và các cụm công nghiệp làng nghề”. Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU về khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nhằm triển khai thực hiện chủ trương đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI.
Quan điểm của Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Bắc Ninh đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc là:
Thứ nhất, kết hợp giữa đương đại và cổ truyền: Trong điều kiện thực tế cuộc sống như hiện nay, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc không chỉ là giữ gìn yếu tố cổ mà không cập nhật cái mới. Bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống phải đi đôi với phát triển văn hóa hiện đại.
Thứ hai, coi trọng công tác sưu tầm, đầu tư để khôi phục các sinh hoạt văn hóa cổ truyền, các di sản văn hóa vật và phi vật thể thể của quê hương.
Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách đầu tư cho con người, quảng bá, tuyên truyền hoạt động văn hóa ở địa phương.
Thứ tư, phân công cán bộ chuyên môn hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc hoạt động văn hóa ở các cơ sở để có biện pháp giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc.
2.3. Những nội dung chủ yếu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế (1986 đến nay)
Từ khi tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế (1986 đến nay), quán triệt và thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các Nghị quyết Đại hội, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp
tích cực, nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa Kinh Bắc trên từng lĩnh vực cụ thể.
Giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa – cách mạng
Bao thế kỷ trôi qua với nắng mưa, lụt lội, sự gậm nhấm của mối mọt, các biến cố lịch sử và xã hội làm cho nhiều non kỳ núi tú mất dần vẻ xưa, làm cho nhiều công trình đồ sộ sụp xuống. Thiên nhiên và thời gian đã làm tiêu biến bao công trình nguy nga, mỹ lệ. Triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho sở văn hóa cân nhắc, đánh giá để có kế hoạch bảo vệ, tu sửa những công trình tiêu biểu về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Kinh Bắc. Công tác sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá để khôi phục bảo tồn giữ gìn di sản văn hóa Kinh Bắc được tiến hành. Nhiều cuộc điều tra, khảo sát, công tác khảo cổ đối với các di tích lịch sử đã được thực hiện với sự tham gia của các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực. Nhiều cuộc hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về các di tích lịch sử và cách mạng của Bắc Ninh đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm thảo luận của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực như: lịch sử, khảo cổ, nghệ thuật, dân tộc học… Qua công tác sưu tầm, nghiên cứu khoa học, nhiều di tích lịch sử đã được đánh giá, công nhận và xếp loại di tích lịch sử cấp quốc gia, đặc biệt đã xác định và đánh giá được thực trạng của các di tích để kịp thời có biện pháp trùng tu, tôn tạo.
Giữ gìn và phát huy các hoạt động sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống
Các hoạt động lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức theo hướng kế thừa và phát triển những giá trị tốt đẹp của lễ hội Bắc Ninh – Kinh Bắc, ngăn chặn đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động lễ hội. Tỉnh ủy Bắc Ninh đã