Mối quan hệ của bản sắcvăn hóa Kinh Bắc với bản sắcvăn hóa

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

hóa dân tộc

Văn hóa và bản sắc văn hóa Kinh Bắc là một bộ phận trong nền văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, thể hiện tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

Những đặc trưng như: tinh thần cộng đồng bền chặt của con người Kinh Bắc;những đức tính phẩm hạnh của con người Kinh Bắc như: cần kiệm, tháo vát, năng động, sáng tạo, khéo léo trong làm ăn kinh tế, giao lưu buôn

bán, sản xuất các mặt hàng thủ công gia dụng và mỹ nghệ, làm các món ăn đặc sản có giá trị văn hóa và kinh tế cao; truyền thống hiếu học và khoa bảng của con người Kinh Bắc; sự tinh tế trong hoạt động nghệ thuật, lịch lãm trong quan hệ ứng xử, giao tiếp… là cái riêng của bản sắc văn hóa Kinh Bắc, nhưng đồng thời, nó cũng là cái chung của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Những đặc trưng này ở các vùng miền khác của đất nước Việt Nam đều có, nhưng cũng như ở Kinh Bắc nó được thể hiện ở những sắc thái riêng của mình mà ở cái chung không có. Cũng là mối quan hệ ứng xử, giao tiếp lịch lãm, nhưng ở Kinh Bắc nó có vẻ nhẹ nhàng, nền nã hơn ở một số vùng khác…Mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa Kinh Bắc với bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện:

Thứ nhất bản sắc văn hóa dân tộc tồn tại trong bản sắc văn hóa vùng miền Kinh Bắc và các vùng miền khác của đất nước; đồng thời, thông qua bản sắc văn hóa Kinh Bắc và bản sắc văn hóa các vùng miền khác mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Và ngược lại bản sắc văn hóa Kinh Bắc cũng như bản sắc văn hóa các vùng miền khác chỉ tồn tại trong mối liên hệ với bản sắc văn hóa dân tộc.

Đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa vừa đa dạng, vừa thống nhất, là sự đan xen, tiếp xúc, biến đổi, bổ xung lẫn nhau của văn hóa các vùng miền, các địa phương trên toàn lãnh thổ dân tộc. Những cái chung của bản sắc văn hóa dân tộc tồn tại trong và thông qua bản sắc văn hóa Kinh Bắc và các vùng miền khác tạo nên những đặc trưng bản sắc cụ thể của con người và vùng quê Kinh Bắc cũng như của con người và các vùng quê khác. Chẳng hạn, nói đến tinh thần yêu nước, một đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc nhưng nó không tồn tại một cách chung chung thuần túy mà chỉ tồn tại cụ thể thông qua tinh thần yêu nước của nhân dân Bắc Ninh – Kinh Bắc cũng như của nhân dân ở các vùng miền khác trong chiến đấu và trong lao động sản xuất.

Tính thống nhất bắt nguồn từ quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên, đấu tranh chống xâm lược và bảo tồn văn hóa truyền thống. Qua quá trình đó đã hun đúc nên ý thức cộng đồng, cùng chung một cái nôi sinh thành, cùng một dòng văn hóa chủ đạo.

Giữa bản sắc văn hóa Kinh Bắc và bản sắc văn hóa dân tộc giường như có một sợi dây lịch sử từ ngàn đời vẫn tiếp nối, và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thấp thoáng đâu đó trong những nét đặc trưng bản sắc của văn hóa Kinh Bắc là bản sắc của văn hóa dân tộc, là những truyền thống văn hóa của dân tộc, là vẻ đẹp, là phẩm hạnh của con người Việt Nam, là hình ảnh của một Việt Nam truyền thống. Và ngược lại, những gì Việt Nam yêu mến nhất, giường như cũng có thể tìm thấy ở nơi đất và người của miền quê Kinh Bắc. Tìm về với Kinh Bắc là tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, bản sắc văn hóa Kinh Bắc là cái riêng phong phú hơn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc hơn bản sắc văn hóa Kinh Bắc. Những đặc trưng của bản sắc văn hóa Kinh Bắc luôn gắn với những điều kiện địa tự nhiên, địa văn hóa – lịch sử của miền quê và con người Kinh Bắc gắn với những thăng trầm, với quá trình lao động, chiến đấu hàng ngàn đời của những con người trên quê hương Kinh Bắc, nên nó phong phú hơn bản sắc văn hóa dân tộc. Vẫn là đó tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt của con người Việt Nam, nhưng trên quê hương Kinh Bắc, mảnh đất từ xa xưa trong lịch sử vốn là trung tâm đô hộ ngàn năm Bắc thuộc của phong kiến phương Bắc, vốn là diễn trường lịch sử, rồi là phên giậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, đặc điểm đó dường như làm cho những con người nơi đây luôn luôn gắn kết chặt chẽ với nhau trên cái tình “làng”, “chạ”, tình “anh cả”, “chị hai” chỉ có ở Kinh Bắc và ngày càng bền chặt hơn để chống lại thiên tai, chống lại với mưu đồ đồng hóa, xâm lược của kẻ thù. Bởi vậy, đặc trưng về tính cố kết cộng đồng trên quê hương

Kinh Bắc trở thành một nét tiêu biểu, đậm đặc và phong phú. Ngược lại bản sắc văn hóa dân tộc là cái chung nên sâu sắc hơn, nó tinh hoa, là hương sắc của mỗi vùng, miền trên khắp đất nước Việt Nam hội tụ lại trong đó có Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)