SÁT MÔI TRƯỜNG
5.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.2.1. Chương trình quản lý môi trường
1) Hoàn thiện việc nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi trường
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Trang bị phương tiện và đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
2) Các thể chế, chính sách về BVMT và phát triển bền vững
Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào xử lý chất thải.
Có chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu hồi và xử lý chất thải, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có công nghệ SX lạc hậu gây ô nhiễm.
Phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các qui định về BVMT (qui định việc kê khai nguồn ô nhiễm; xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, CTR; thực hiện các chương trình quan trắc của nhà máy theo luật định).
3) Quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn
Phát huy nguồn lực, đầu tư phát triển đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến, chú trọng phát triển các loại rau quả, thực phẩm sạch, sản xuất cây con giống.
Giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của người dân vùng nông thôn.
Phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn bền vững.
- Quy hoạch xây dựng và quản lý môi trường các làng nghề, cụm công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung.
4) Quản lý môi trường đô thị và các khu dân cư tập trung
Trong quá trình đô thị hóa phải luôn chú trọng bảo vệ vành đai xanh, dành diện tích đất thích hợp để trồng cây, kiểm soát tiếng ồn hiệu quả.
Sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển đô thị, triệt để tuân thủ nguyên tắc chọn đất xây dựng đô thị và chọn hướng phát triển đô thị.
Giảm thiểu các xung đột môi trường mang tính xã hội trong quá trình phát triển đô thị.
Thực hiện các quy định tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường không khí trong quy trình kỹ thuật xây dựng, điều hành công trình giao thông khu vực đô thị.
5) Quản lý chất thải y tế và chất thải nguy hại
Thống kê nguồn thải.
Đầu tư hệ thống xử lý chuyên dụng cho từng loại chất thải.
6) Quản lý đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo; công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt đối với rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn. Bảo vệ nghiêm khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang.
Xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các giống loài động, thực vật quý hiếm. Bảo vệ các nguồn gen bản địa, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây tác động xấu đến con người và môi trường.
7) Quản lý môi trường tài nguyên nước mặt
Xác định các nguồn thải có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn.
Thực hiện kiểm soát chất lượng các nguồn nước thải thải vào nguồn nước sông và kênh rạch.
Quan trắc chất lượng các nguồn nước sông và kênh rạch theo định kỳ để có kế hoạch cụ thể trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt.
8) Quản lý môi trường tài nguyên nước dưới đất
Thống kê hiện trạng sử dụng và khai thác nước ngầm.
Xác định các nguồn gây ô nhiễm, nguy cơ gây ô nhiễm và suy giảm nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh.
Xác định giới hạn khai thác nước ngầm tại các khu vực và duy trì được mức khai thác bền vững đó. Tiến tới kiểm soát hoàn toàn việc khai thác nước ngầm tự phát.
Tiến hành điều tra thống kê cơ bản về thành phần, số lượng và hiện trạng sử dụng đất của tỉnh.
Cần nghiên cứu và có kế hoạch khai thác triệt để diện tích đất chưa sử dụng một cách hợp lí và khoa học.
Phân bổ lại một cách hợp lí mục đích sử dụng đất và cân đối giữa các loại hình sử dụng đất, giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
10) Quản lý môi trường không khí
Thành lập “Tổ Giám sát” các hoạt động thi công xây dựng các công trình giao thông, nâng cấp và chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức các đợt tuyên truyền vận động ngưòi dân sử dụng phương tiện giao thông đạt chuẩn về môi trường, nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Thành lập các đội nhóm thanh niên tham gia vào việc điều phối giao thông. Tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn thải từ các phương tiện giao thông lưu thông trên đường phố.