LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.2.1. Vấn đề ô nhiễm suy thoái môi trường nước
Tổng dân số đến năm 2020 là 340.000 người tổng lượng nước cấp 40.800 ( m3/ngày), Lượng nước thải sinh hoạt 32640 ( m3/ngày) Với lượng nước thải lớn như vậy nếu không có quy hoạch thu gom xử lý hợp lý, đây sẽ là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm, tác động đến các hệ sinh thái xung quanh. Nguồn nước được cấp từ 5 hồ chứa gồm hồ Dương Đông, hồ Suối lớn, hồ Cửa cạn, hồ Rạch tram, hồ Rạch cá, ngoài ra sử dụng thêm nước mưa, nước tái sử dụng do vậy nếu không thực hiện quy hoạch thu gom, cấp nước sẽ không những ảnh hưởng từ lượng nước thải mà còn gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn nước cấp.
Mặt khác, vấn đề nhận thức chưa đầy đủ và thiếu thông tin của cộng đồng về an toàn nguồn nước mặt tại các vùng sinh thái, có thể dẫn đến tình hình khai thác quá mức thiếu kiểm soát và bảo vệ mà hậu quả là sẽ dẫn đến tình hình nước mặn xâm nhập vào đất liền, nguồn nước ngọt sẽ bị suy thoái.
2.2.2. Vấn đề gia tăng ô nhiễm môi trường không khí
Việc sử lý không triệt để các khu sản xuất thủy sản không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, theo quy mô dân số được đề cập như trên thì ô nhiễm không khí được nhận định từ các hoạt động giao thông, sinh hoạt sản xuất của nhân dân trong Đảo, mùi hôi từ các bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm cho vùng (CH4, H2S, CH3).
2.2.3. Vấn đề suy thoái môi trường biển
Theo quy hoạch phát triển, đảo Phú Quốc có tổng cộng 6 bến cảng đường biển, chiếm diện tích 130 ha vào năm 2010 và tăng lên 260 ha vào năm 2020. Sự gia tăng các cảng biển đồng nghĩa với sự gia tăng lượng tàu bè giao thông và neo đậu tại các khu vực ven vùng biển Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. Việc phát triển hệ thống cảng biển và gia tăng lượng tàu thuyền trong tương lai đồng nghĩa với việc gia tăng lượng chất ô nhiễm vào môi trường. Đồng thời, với số lượng vận chuyển nhiều của tàu bè sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn trên biển khi đó một lượng lớn dầu sẽ tràn ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường và biến đổi các hệ sinh thái.
Sự phát triển nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng nước biển ven bờ bị suy giảm đáng kể do sự thay đổi trạng thái tự nhiên của dòng chảy, gia tăng chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
2.2.4. Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, các nguồn lợi thủy sản
Mùa khô kéo dài là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho kiểm soát việc phòng chống cháy rừng đặc biệt là vườn quốc gia Phú Quốc., sự mất rừng do nuôi trồng thủy sản.
Phú Quốc là một trung tâm du lịch sinh thái biển chất lượng cao. Theo kế hoạch phát triển năm 2010 và định hướng đến năm 2020, số khách du lịch sẽ đạt đến 2 - 3 triệu lượt người/năm thì việc thăm và lặn để quan sát rạn san hô là một trong những nhu cầu của khách du lịch sinh thái và các sản phẩm quà lưu niệm từ san hô cũng sẽ gia tăng đáng kể. Mặt khác các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch cũng sẽ tăng theo. Khi số khách du lịch lặn biển tăng cùng với việc khai thác thủy hải sản cũng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu bằng những phương tiện hủy diệt như dùng thuốc nổ, lưới vét, chất độc hóa học sẽ là nguy cơ lớn đến sự biến đổi diện tích và làm tổn thương đến rạn san hô. Tác động này không những gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành thủy sản kể cả du lịch sinh thái, mà còn gây ra những ảnh hưởng đáng kể với cộng đồng dân cư đã từng dựa vào nguồn tài nguyên biển để sinh kế, làm giảm đa dạng hệ sinh thái và đa dạng loài của khu vực, chẳng hạn sản lượng tôm, cá sẽ giảm, số lượng rùa biển cũng sẽ giảm sút nghiêm trọng
Một điều đặc biệt không kém quan trọng là sự đa dạng sinh học của đảo Phú Quốc nằm gần khu vực các sân golf, nhất là tại 3 khu sân golf lớn tại Vịnh Đầm, Bãi Vòng, Cửa Cạn. Các hoạt động chăm sóc cỏ tại các sân golf đòi hỏi phải cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng và hóa chất thuốc bảo vệ thực vật. Các hóa chất này chỉ được cỏ hấp thụ khoảng 10%, lượng còn lại được phát tán vào không khí hoặc theo dòng nước cuốn trôi xuống môi trường nước. Các hóa chất bón cho cỏ thường chứa hàm lượng N, K, P cao, nhất là hàm lượng đạm rất cao. Những chất này theo nước đi vào môi trường sẽ làm cho môi trường nước bị nhiễm Nitrate, môi trường nước mặt bị hiện tượng phú dưỡng hóa, xuất hiện nhiều tảo gây mùi hôi thối và tình trạng thiếu oxi cho các loài thủy sinh. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ hủy diệt trứng và ấu trùng của các loài thủy sinh làm mất cân đối của hệ sinh thái.
2.2.5. Vấn đề ô nhiễm, suy thoái tài nguyên môi trường đất
công nghiệp, xây dựng nên cũng dẫn đến suy giảm về đa dạng sinh học các loài trong đất, ngoài ra còn ảnh hưởng do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
2.2.6. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
Chỉ tiêu rác thải 0.7 Kg/người.ngày kết hợp với quy mô dân số thì Phú Quốc tương lai sẽ có lượng rác rất lớn, nếu không xử lý, thu gom hợp lý triệt để sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, gây khó khăn cho giao thông thủy nếu lượng rác được vứt xuống sông, kêng rạch. Ngoài ra còn lượng chất thải rắn từ thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ô nhiễm cho nước, đất.
CHƯƠNG 3