PHÂN TÍCH CHI TIẾT 1 Hoàn cảnh ngắm trăng.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học học phần phương pháp dạy học ngữ văn (Trang 38 - 43)

- Ý2: sự giao hoà thắm thiết giữa thi sĩ và trăng, sử dụng 10 câu hỏi.

Tổng kết: sử dụng một câu hỏi.

III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT 1. Hoàn cảnh ngắm trăng. 1. Hoàn cảnh ngắm trăng.

H1: Câu thơ thứ nhất:Ngục trung vô tửu diệc vô hoa được dịch thành

Trong tù không rượu cũng không hoa đã sát nghĩa chưa? Đ1: Câu thơ được dịch sát nghĩa.

H2 : Sự thật nào được nói tới trong câu thơ này? Đ2 : Không rượu, không hoa, thiếu thốn.

H3: Chữ (không) lặp lại trong câu thơ này có ý nghĩa gì?

Đ3: Hai lần không tức là khẳng định không hề có rượu và hoa cho sự thưởng ngoạn của con người.

H4 : Việc ngắm trăng của người xưa thường gắn liền với rươu và hoa.khi trong tù Không rượu cũng không hoa thì cuộc ngắm trăng ở đây sẽ ra sao?

Đ4 : Sẽ thiếu nhiều thứ kích thích, khó thực hiện

H5: Để thực hiện được cuộc ngắm trăng đó con người phải tự có những gì?

Đ5: - Niềm say mê lớn với trăng, tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên

- Tinh thần phải vượt lên trên tình cảnh ngặt nghèo H6: Câu thơ thứ nhất đa nghĩa, theo em đó là những nghĩa nào?

Đ6: Vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng, vừa có ý nghĩa biểu cảm.

2. Sự giao hoà thắm thiết giữa thi sĩ và trăng

H1: Tâm trạng của thi sĩ được biểu hiện như thế nào trước cảnh đẹp đêm trăng?

Đ1: Bối rối, thể hiện một chút lo lắng ( nại nhựơc hà)

H2 : Nại nhược hà là biết làm sao đây, Đối thử lương tiêu nại nhược hà

được dịch thành Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ, theo em đã sát nghĩa chưa?

Đ2 : Dịch như vậy chưa thật sát nghĩa, đánh mất sự bối rối, lo lắng của nhà thơ

H3: Từ trạng thái khó hững hờ đã biến thành hành động nào của con người?

Đ3: Ngắm trăng (Người ngắm trăng soi ngoài cửa số ) H4 : Cái khó khăn trong hành động nhắm trăng ở đây là gì?

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

H5: Em cảm nhận được gì trong tình yêu thiên nhiên của Bác? Đ5: - Chủ động đến với thiên nhiên

- Quên đi thân phận tù đày

- Tình yêu thiên nhiên vượt lên tất cả thiếu thốn vật chất H6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ: Trăng nhòm khecửa ngắm nhà thơ ?

Đ6: - Phép nhân hoá(nhòm,ngắm)

- Gợi tả: trăng có linh hồn,thân thiết với con người H7 : Trăng chủ động theo khe cửa để ngắm nhà thơ

Đ7 : Quan hệ gần gũi,thân tình,luôn có nhau trong mọi cảnh ngộ H8: Khi ngắm trăng,người tù bỗng thấy mình trở thành thi gia,vì sao?

Đ8: Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận của mình, tâm hồn rung động với vẻ đẹp thiên nhiên,tâm hồn đó tạo cho người tù cảm giác thi gia.

H9: Trong bài thơ Tin thắng trận, hình ảnh trăng và người có gì tương đồng với bài thơ Ngắm trăng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đ9: Trăng đều làm bạn với người, người đều trở thành nhà thơ H10: Hai câu 3-4, nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuât gì? Tác dụng?

Đ10: - Sử dụng phép đối, đối xứng về ý giữa hai câu thơ , hai chủ thể

- Tạo được sự cân đối của bức tranh ngắm trăng, tôn vẻ đẹp của người và trăng, làm toat lên sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.

3. Tổng kết

H1: Dựa vào Ghi nhớ hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Đ1: Có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau|:

Nội dung Nghệ Thuật

Thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết, vượt lên trên hoàn cảnh để đón nhận vẻ đẹp thiên nhiên. Qua đó thấy được tinh thần lạc quan, lãng mạn của người tù cách mạng.

- Thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt cổ điển, giản dị mà hàm súc lột tả được cảm xúc thi nhân - Sử dụng đạt hiệu quả phép đối, phép nhân hoá linh hoạt Ngắm Trăng

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

PHẦN BA: KẾT LUẬN

Với đặc thù vừa là môn học, vừa là môn nghệ thuật cho nên việc dạy- học Ngữ văn có hiệu quả và chất lượng là vấn đề cực kì khó. Với sự đổi mới phương pháp dạy- học trong nhà trường, áp dụng quan điểm dạy học theo quan điểm tích hợp, tích cực,xem học sinh là đối tượng trung tâm, giáo viên đã, đang và sẽ tạo ra sự liên hệ hợp lí giữa các tri thức trong môn học và các tri thức liên quan nhằm tạo độ sâu, rộng cho các tri thức cần day học, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em.

Đề tài này chúng tôi đi sâu nghiên cứu quan điểm tích hợp, tích cực trong phần Hướng dẫn học sinh tiếp cận thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 8 ở THCS.

Đầu tiên là tìm hiểu những vấn đề có tính chất lí luận về thể loại thơ trữ tình (nhất là thơ trữ tình Việt Nam hiện đại) như: đặc điểm hình thức, đặc điểm nội dung, các yếu tố thi pháp, thi luật… để làm cơ sở cho việc tiếp cận từng văn bản.

Tiếp sau đó, chúng tôi đi sâu vào thiết kế sơ bộ giáo án cho một số văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 8 bằng hệ thống 6 kiểu câu

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

hỏi, giúp các em vừa chiếm lĩnh tri thức, vừa thưởng thức nghệ thuật tự do, không khiên cưỡng.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi chọn lọc, sáng tạo giúp học sinh vừa cảm vừa hiểu tác phẩm trên phương diện mới, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp đươc thể hiện qua bài thơ.

Trong khuôn khổ bài tập nghiên cứu này, người viết chỉ có thể truyền tải một dung lượng kiến thức nhỏ, bó hẹp trong một số bài thơ trữ tình Ngữ văn 8, tuy vậy vẫn mong rằng nó sẽ là tài liệu giúp bản thân và đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học.

Đề tài này không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự quan tâm, góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phan Cảnh – Ngôn ngữ thơ, NXB văn hoá thông tin, 2001 2. Trần Đình Chung - Hệ thống câu hỏi đọc- hiểu văn bản Ngữ văn

8,NXB Giáo dục, 2006

3. Trương Dĩnh - Thiết kế dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp, NXB Giáo dục, 2004

4. Nguyễn Khắc Đàm - Thiết kế dạy học Ngữ văn, NXB Giáo dục, 2004 5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn

học, NXB Giáo dục, 2007

6. Phương Lựu ( chủ biên) – Lí luận văn học, NXB ĐHSP, 2004 7. Nguyễn Khắc Phi ( chủ biên) - Ngữ văn 8, NXB Giáo dục, 2002-

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Mục Lục Trang Lời cảm ơn 1 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 2 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Lịch sử vấn đề 3

III. Phạm vi, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu 3

IV. Phương pháp nghiên cứu 3

V. Cấu trúc đề tài 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN HAI: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: Đặc điểm thơ trữ tình và một số văn bản trong chương trình Ngữ văn 8 5 I. Khái niệm thơ trữ tình và cái tôi trữ tình 5

II. Đặc điểm 5

III. Các yếu tố thi pháp 8

IV. Các yếu tố thi luật 8

CHƯƠNG II: Vận dụng các kiểu câu hỏi khi dạy học

thơ trữ tình 14

A. Các kiểu câu hỏi trong thiết kế giáo án sơ bộ 15 I. Lý luận về các kiểu câu hỏi 15 II. Cơ sở thiết kế các kiểu câu hỏi 16 III. Hệ thống các kiểu câu hỏi 17

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

B. Định hướng chung 19

I. Nguyên tắc tích hợp - tích cực 19

II. Phương pháp tiếp cận 19

C. Vận dụng các kiểu câu hỏi để thiết kế giáo án

sơ bộ 19

I. Mục tiêu cần đạt 20

II. Lưu ý, bổ sung 20

Văn bản 1: Đập đá ở Côn Lôn 20 Văn bản 2: Muốn làm thằng Cuội 24

Văn bản 3: Nhớ rừng 27

Văn bản 4: Ông đồ 31

Văn bản 5: Khi con tu hú 35

Văn bản 6: Ngắm trăng 39

PHẦN BA: KẾT LUẬN 43

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học học phần phương pháp dạy học ngữ văn (Trang 38 - 43)