Nỗi tiếc thương cảnh cũ người xưa

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học học phần phương pháp dạy học ngữ văn (Trang 31 - 33)

II. Phân tích chi tiết

2. Nỗi tiếc thương cảnh cũ người xưa

H1: Có gì giống và khác trong hai chi tiết Hoa đào ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu?

Đ1: - Giống nhau: đều xuất hiện hoa đào nở

- Khác nhau: Nếu như ở khổ thơ đầu ông đồ xuất hiện như thường lệ (lại thấy ông đồ già), thì ở khổ thơ cuối không có hình ảnh ông đồ (không thấy ông đồ xưa)

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

H2 : Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì?

Đ2 : Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến nhưng con người thì không thể, họ có thể trở thành xưa cũ. Ông đồ bây giờ đã trở thành xưa cũ. H3: Theo em, cảm xúc nào của tác giả ẩn sau cái nhìn đó?

Đ3: Tình thương xót

H4 : Sau câu thơ cảm thán Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ? Em đọc được nỗi lòng nào của nhà thơ?

Đ4 : Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi.

H5: Bằng những câu cuối của bài Ông đồ, tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào?

Đ5: Thương tiếc những giá trị tinh thần bị tàn tạ, lãng quên

H6: So sánh với bài Nhớ rừng của Thế Lữ, nỗi niềm hoài cổ của

Ông đồ có gì khác biệt?

Đ6: Đều là hoài cổ, nhớ tiếc một thời vàng son, nhưng hoài cổ ở bài

Ông đồ gắn với niềm cảm thương, da diết quá khứ. Còn ở bài Nhớ rừng, là hoài cổ gắn liền với niềm tự hào và khát vọng tự do.

H7 : Qua bài thơ Ông đồ, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên?

Đ7 : Niềm thương cảm chân thành với lớp người đang tàn tạ (những nhà nho danh giá một thời nay bị lãng quên do thời cuộc đổi thay). Nỗi nhớ tiếc cho một nét đẹp văn hoá đang bị lụi tàn.

H8: Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Đ8: Lãng mạn, hoài cổ, hiện thực, trữ tình.

- Kết cấu đầu, cuối tương ứng, giữa là hai đoạn tương phản làm nổi bật chủ đề

- Ngôn từ giản dị, sâu sắc. Giọng điệu trầm lắng, đầy cảm thông

3. Tổng kết

H1: Dựa vào Ghi nhớ hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

Đ1: Có thể biểu thị bằng sơ đồ sau:

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

Nội dung Nghệ Thuật

Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của Ông đồ, qua đó toát cảm thông chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ, người xưa.

Bài thơ làm theo thể ngũ ngôn, bình dị mà cô đọng đầy sức gợi cảm. Sử dụng bút pháp miêu tả, biểu cảm và các biện pháp tu từ: nhân hoá, câu hỏi tu từ…

Văn bản 5: KHI CON TU HÚ

Tố Hữu I. LƯU Ý, BỔ SUNG

Ngoài Những điều lưu ý trong sách giáo viên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học học phần phương pháp dạy học ngữ văn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w