Niềm cảm thông chân thành của nhà thơ trước tình cảnh ông đồ.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học học phần phương pháp dạy học ngữ văn (Trang 30 - 31)

II. Phân tích chi tiết

1. Niềm cảm thông chân thành của nhà thơ trước tình cảnh ông đồ.

H1: Hình ảnh ông đồ gắn với thời điểm mỗi năm hoa đào nở. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

Đ1: Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền dân tộc. Ông đồ xuất hiện trong mùa đẹp, vui, đoàn viên, hạnh phúc của mọi người. H2 : Khổ thơ có sự lặp lại của thời gian Mỗi năm và con người Lại thấy ông đồ già, với hành động Bày mực tàu giấy đỏ - Bên phố người qua có ý nghĩa gì?

Đ2 : Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết – mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho.

H3: Khổ thơ thứ nhất, gợi cho em tưởng tượng đến cảnh tượng nào?

Đ3: Cảnh sắc mùa xuân rực rỡ, hoa đào nở rộ, ông đồ ngồi viết chữ nho bên dòng người ngược xuôi. Một bức tranh sống động, hài hoà giữa thiên nhiên với con người. Mùa xuân, hạnh phúc chan hoà.

H4 : Tài viết chữ của ông được gợi tả qua những chi tiết nào? Đ4 : Hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

Đ5: Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý.

H6: Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị như thế nào trong mắt người đời?

Đ6: Được quý trọng và mến mộ (Bao nhiêu người thuê viết - Tấm tắc ngợi khen tài)

H7 : Em thử tưởng tượng tâm trạng của ông đồ khi có bao nhiêu người quý trọng và mến mộ?

Đ7 : Cảm giác thấy một cuộc sống tươi vui và tràn đầy hạnh phúc khi được sống, cống hiến cho người đời và được họ trọng vọng.

H8: Đằng sau những dòng thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa, em cảm nhận như thế nào về cảm xúc của tác giả?

Đ8: Một tấm lòng yêu mến thiết tha những giá trị văn hoá truyền thống, nhà thơ bày tỏ lòng quý trọng sâu sắc và kính trọng tài năng ông đồ cũng như nét đẹp văn hoá của dân tộc.

H9: Mạch cảm xúc bỗng chuyển sau từ nhưng. Em hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau của hình ảnh ông đồ?

Đ9: Hai thời điểm của một con người: Thời gian vàng son và thời gian tàn tạ, chữ Thánh Hiền bị bỏ rơi chẳng chút đoái hoài. Người ta tìm đến những thú vui hiện đại, mới mẻ. Mọi người vẫn đi lại như mắ cửi nhưng không ai mua chữ. Ông đồ vẫn bày mực tàu, giấy đỏ nhưng không ai để ý đến. Biện pháp đối lập tương phản được sử sụng để làm nổi bật hình ảnh ông đồ trong cô đơn, chờ đợi lạc lõng giữa dòng đời.

H10: Câu thơ: Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu gợi cho em suy ngẫm như thế nào? Nêu giá trị của biện pháp tu từ đã sử dụng?

Đ10 - Giấy đỏ suốt ngay phơi giữa phố để hứng nắng gió, bụi mà không được nét bút đặt lên. Quá buồn bã mà phai nhạt màu sắc, không thể thắm tươi được! Mực mài sẵn đã lâu nhưng không được động bút vào nên kết đọng lại thành khối, thành mảng trong nghiên. Đó cũng là bao nỗi sầu tủi kết đọng lại trong lòng ông đồ.

- Biện pháp nghệ thuật nhân hoá (giấy buồn, nghiên sầu) tạo cho sự vật như có linh hồn, cảm thấy bị bơ vơ, lạc lõng khi bị người đời bỏ quên. H11: Hình dung tư thế và tâm trạng của ông đồ trong cảnh Lá vàng rơi trên giấy- Ngoài trời mưa bụi bay?

Đ11: Lẻ loi lạc lõng giữa phố phường tấp nập, có sự tuyệt vọng và cô đơn. Cảnh và người nhuốm nỗi buồn lên nhau.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học học phần phương pháp dạy học ngữ văn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w