III KHU VỰC PHÍA BẮC
2.1.3. Đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty
Ngoài các đặc điểm kinh doanh chung mà bất cứ ngành nào cũng có. Lĩnh vực kinh doanh sơn và chống thấm của công ty cổ phần Hãng sơn Đông Á còn có các đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù.
Đặc điểm sản phẩm và dịch vụ
Sơn là hệ huyền phù gồm chất tạo màng, dung môi và một số chất phụ gia. Khi phủ lên bề mặt tạo thành lớp màng mỏng bám chắc, bảo vệ và trang trí bề mặt vật được sơn.
Thành phần chính trong sơn: + Chất Tạo Màng (chất kết dính). + Các chất phụ gia.
+ Bột màu, chất độn.
• Chất tạo màng: Chiếm khoảng 25-30 % trọng lượng sơn, là thành phần chính của sơn, quyết định mọi tính chất cơ lý, hoá của màng. Chất tạo màng phải có tính chất bám dính, độ bền cơ học, độ bóng cao nhanh khô. Chất tạo màng thường là các polime, olygomer hữu cơ.
•Bột màu: Từ 10-20 % trọng lượng sơn, tạo cho sơn có gam màu theo ý muốn, đồng thời góp phần làm tăng tính năng cơ lý của màng sơn, thường là các oxít kim loại, muối vô cơ.
•Chất độn: Chiếm 10-20 % trọng lượng sơn, là thành phần không thể thiếu trong sơn, giảm giá thành sản phẩm đồng thời điều chỉnh tính năng như làm tăng độ cứng và khả năng chịu va đập của màng sơn (bột độn gia cường) trong một số trường hợp nó có thể thay thế bột màu. Ví dụ: bột oxyt Fe đối với sơn chống gỉ, muội than đối với sơn đen.
•Dung môi: Chiếm 30-50 % trọng lượng sơn, là thành phần chính quyết định độ nhớt của sơn, trong một số trường hợp có tác dụng như 1 chất hoá dẻo, dùng dung môi nó có tính chất quyết định tính chất cơ lý của màng sơn và chế độ công nghệ sản xuất.
•Chất phụ gia: Chiếm từ 1-5 % được đưa vào sơn với tỉ lệ ít nhưng để làm thay đổi vai trò đặc trưng mà cấu tử chính (chất tạo màng, bột màu dung môi) không đảm nhiệm hết. Các chất phụ gia được chia làm nhiều nhóm: chất làm khô, chất hoá dẻo, chất chống loang, chất chống oxi hoá, bức xạ…
Đặc điểm nguồn cung cấp
Do khả năng cung cấp trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu và phần lớn các nguyên vật liệu dùng để sản xuất sơn các loại, bột trét cao cấp và keo chống thấm hầu hết các công ty đều phải nhập lại thông qua các nhà nhập khẩu trong nước. Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á cũng là một trong số đó.
Bảng 3: Danh mục các nhà cung cấp nguyên vật liệu
Stt Nhà cung cấp
Năm 2010
Năm
2011 Nguyên liệu
1 Dupont Te pure 1542,6 3.398,6 Bột màu
2 Công ty khoáng sản Á Châu 182,450 340,474 Bột độn
3 Công ty việt com 1.153,56 981,129 Chất thấm ướt, chất tạo màng 4 CONELL BROSS AQUAFLOW 1.180,70 4.128,63 Chất chống thối, Chất chống nấm mốc, chất trợ phủ, Chất làm đặc 5 Công ty TNHH Phong Nam 201,321 243,256 Vỏ thùng sơn 6 Công ty TNHH Hóa Chất
MKVN 203,936 438,273
Chất phân tán, Chất phá bọt, Chất làm đặc
(Nguồn : Công ty cp Hãng Sơn Đông Á)
Chính vì vậy, khả năng phải chịu rủi ro về giá đầu vào tăng là rất lớn do không kịp điều chỉnh theo giá thế giới hoặc thị trường không chấp nhận việc điều chỉnh.
Đặc điểm cạnh tranh của công ty
Nhận thức được sơn tường là một thị trường tiềm năng, nên ngày càng có nhiều hãng cả trong và ngoài nước tham gia vào thị trường này. Mức độ cạnh tranh theo đó cũng ngày càng tăng cao và khốc liệt. Tuy vậy, do nhà nước chưa ban hành đầy đủ các chuẩn mực bắt buộc về sơn tường nên nhiều hãng do chạy theo lợi nhuận trước mắt đã rất tùy tiện trong kinh doanh bỏ qua các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã màu sắc… Vì vậy, lợi ích của người tiêu dùng không được đảm bảo, môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Ngoài ra, hiện tại trên thị trường sơn tường Việt Nam đang tồn tại một thực tế là mặc dù có tới hàng trăm hãng sơn khác nhau, chất lượng mầu sắc dịch vụ cũng tương đối tốt. Nhưng thực tế hầu hết các công trình, dự án lớn đều do chỉ định của bên tư vần thiết kế và chủ đầu tư đặc biệt là các công trình sử dụng vốn nhà nước. Đó là các hãng sơn như: DULUX, MAXILAI, KOVA, MYKOLOR hay JOTUN, JOTON…Đây là những hãng đã vào thị trường Việt nam từ những 90. Họ đều là những tập đoàn kinh tế mạnh xuyên
quốc gia về lĩnh vực sơn tường. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước muốn cạnh tranh được với họ cũng thật khó khăn.
Các đối thủ cạnh tranh trong nước của công ty rất nhiều, khoảng trên 300 hãng sơn khác nhau. Trong đó có những hãng có thương hiệu mạnh như ICI, Mykolor, SPEC, Expo, Levis, Dulux, Maxilai, Kova, Nippon, Joton…Các hãng này hầu hết đều đã có mặt trên thị trường việt Nam trên 10 năm. Họ đều có kinh nghiệm sản xuất, thị trường, các dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt, về chất lượng, màu sắc, giá cả cũng đều rất tốt. Ngoài các hãng sơn đó ra còn có các công ty sơn Hà Nội là sơn Vepa, sơn Vaslpa, Alex, sơn Hải Phòng… Đó là những đối thủ cạnh tranh trong nước còn ngoài nước có các công ty sơn của Mỹ, Nhật, Anh, Nauy, Italia…Họ hơn hẳn về công nghệ, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Do vậy, việc cạnh tranh của công ty là rất khó khăn. Đòi hỏi công ty không ngừng lỗ lực trong việc nâng cao chất lượng, phong cách phục vụ, hạ giá thành sản phẩm để có thể tiếp tục đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay.