Chi phí vốn đối với việc xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (Trang 25)

( ii ) tỷ trọng tương ứng của mỗi nguồn, tức cơ cấu vốn. Một doanh nghiệp có số tài sản và tổng nguồn vốn không đổi nhưng có các phương thức tài trợ khác nhau thì sẽ có chi phí vốn bình quân khác nhau.

Trong hai yếu tố trên ảnh hưởng đến chi phí vốn bình quân thì bản thân yếu tố cơ cấu vốn lại có tác động rất quan trọng đến chi phí riêng của từng nguồn vốn. Như trong phần phân tích rủi ro tài chính chúng ta lý giải cơ cấu vốn có tác động trở lại rất quan trọng đến chi phí riêng của từng nguồn vốn , một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao, tức rủi ro tài chính cao thì chi phí riêng của từng nguồn vốn cũng cao.

Như vậy, cơ cấu vốn tác động đến chi phí vốn trên hai mặt trực tiếp và gián tiếp:

•Trực tiếp: Cơ cấu vốn thay đổi, chi phí riêng của mỗi nguồn vốn giữ nguyên thì chi phí trung bình vốn cũng thay đổi. Do chi phí nợ vay sau thuế thấp hơn chi phí lợi nhuận giữ lại và vốn chủ huy động mới nên tăng cường sử dụng vay nợ sẽ làm giảm chi phí vốn bình quân.

•Gián tiếp: Khi cơ cấu vốn thay đổi thì rủi ro của doanh nghiệp cũng thay đổi làm cho chi phí riêng của từng nguồn vốn thay đổi theo vì rủi ro luôn tỷ lệ thuận với chi phí vốn. Doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay thì người cho vay và nhà đầu tư sẽ nhìn nhận mức độ rủi ro cao mà họ phải gánh chịu nên để bù lại họ đòi hỏi mức lãi suất cao hơn, tức chi phí vốn bình quân cũng cao hơn.

Chi phí vốn đối với việc xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu

Cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và thấp nhất.

Vay nợ với chi phí nợ vay sau thuế thấp nên sẽ làm cho chi phí trung bình vốn giảm xuống. Những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả thì việc vay nợ để mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ là đòn bẩy tăng tỷ lệ hoàn vốn ROE. Qua đó làm tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu tỷ lệ nợ vay càng tăng lên thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng tăng theo làm cho lãi suất

nợ vay tăng và tỷ lệ hoàn vốn của nhà đầu tư cũng tăng. Đến một lúc nào đó sự giảm xuống của chi phí vốn do vay nợ không đủ bù lại sự tăng lên của chi phí vốn do rủi ro tăng thì tại đó chi phí vốn bắt đầu tăng lên sau khi vượt qua ngưỡng tối thiểu. Nhà quản lý tài chính phải xác định được mức độ tối đa của vay nợ trong cơ cấu nguồn vốn mục tiêu ( tối ưu ) mà doanh nghiệp hướng tới.

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (Trang 25)