Quyền và trách nhiệm của công đoàn trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và đình công

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU bồi DƯỠNG cán bộ CÔNG đoàn cơ sở (Trang 43 - 45)

động và đình công

1. Tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở

- Công đoàn xúc tiến, đôn đốc việc thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở trong các doanh nghiệp, cử người tham gia Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.

- Khi TCLĐ phát sinh và 1 hoặc 2 bên có đơn yêu cầu hòa giải, với tư cách người đại diện người lao động, công đoàn tham gia Hội đồng hòa giải lao động cơ sở phải chuẩn bị phương án hòa giải tối ưu để đảm bảo cho việc hòa giải thành công.

- Công đoàn có thể tham gia Hội đồng hòa giải lao động cơ sở với 1 trong 2 tư cách sau: + Đối với việc hòa giải TCLĐ tập thể, công đoàn tham gia với tư cách người đại diện của tập thể lao động.

+ Đối với hòa giải TCLĐ cá nhân, công đoàn còn có thể tham gia với tư cách đại diện được ủy quyền nếu người lao động ủy quyền.

2. Tại Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đối với TCLĐ tập thể

Đối với CĐCS

- Thay mặt tập thể lao động gửi yêu cầu tới Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh khi việc hoà giải tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở không thành.

- Tham dự phiên họp hòa giải của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

- Thay mặt tập thể biểu lộ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài trong trường hợp hòa giải không thành.

- Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh, CĐCS có thể thay mặt tập thể lao động gửi yêu cầu đến toà án hoặc lấy ý kiến quyết định và lãnh đạo đình công.

Đối với công đoàn cấp trên của CĐCS

- Tham gia phiên họp hòa giải giải quyết TCLĐ tập thể nếu Hội đồng trọng tài lao động mời tham dự

tài lao động cấp tỉnh, công đoàn cấp trên của CĐCS có thể khởi kiện ra Toà yêu cầu bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động.

- Bố trí cán bộ theo dõi và cùng CĐCS giải quyết TCLĐ

Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Đề cử 1 cán bộ tham gia vào Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh bằng việc bỏ phiếu trong hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh.

- Xem xét mức độ, tính chất, phạm vi tranh chấp xảy ra để cử cán bộ cùng với công đoàn cấp trên của CĐCS xem xét vấn đề tranh chấp, giúp đỡ cơ sở giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích các bên.

3. Tại Toà án nhân dân.

Đối với TCLĐ cá nhân

- Cán bộ công đoàn có thể tham gia tố tụng với tư cách đại diện được ủy quyền của cá nhân người lao động.

- Trong trường hợp người lao động yêu cầu , cán bộ công đoàn có thể tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Đối với TCLĐ tập thể

- Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn.

- Công đoàn cấp trên của CĐCS nếu khởi kiện có quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn.

4. Quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở về đình công

- Lấy ý kiến và quyết định đình công

Khi tập thể lao động của doanh nghiệp hoặc 1 bộ phận của doanh nghiệp đề nghị đình công, thì Ban Chấp hành CĐCS tiến hành lấy ý kiến bằng bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký để xác định số người tán thành đình công của tập thể người lao động trong doanh nghiệp hoặc trong bộ phận đó. Nếu đủ lượng người đáp ứng các quy định khác của pháp luật, thì phải quyết định đình công và lãnh đạo đình công.

- Trao bản yêu cầu, gửi thông báo

Sau khi quyết định việc đình công, cử đại diện nhiều nhất là 3 người để trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, gửi thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh. Việc trao bản yêu cầu, gửi thông báo phải được tiến hành chậm nhất trong thời hạn 3 ngày trước ngày bắt đầu đình công được ấn định trong bản yêu cầu, thông báo. - Yêu cầu Toà án kết luận tính hợp pháp của đình công

Trước khi bắt đầu đình công và trong quá trình đình công, Ban Chấp hành CĐCS có quyền gửi đơn đến Toà án yêu cầu kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công.

- Hòa giải với người sử dụng lao động

Công đoàn cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động về giải quyết đình công.

Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động về phương án do người sử dụng lao động đưa ra; nếu quá nửa tập thể người lao động đồng ý phương án đó thì cuộc đình công đã được giải quyết bằng hoà giải.

- Tham gia phiên họp của Hội đồng giải quyết đình công

- Khiếu nại lên Toà phúc thẩm TANDTC trong trường hợp không đồng ý với quyết định của TAND cấp tỉnh.

- Cung cấp tài liệu, chứng cứ cần thiết theo yêu cầu của Toà án và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của tài liệu, chứng cứ đó.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU bồi DƯỠNG cán bộ CÔNG đoàn cơ sở (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w