1. Mục đích của chính sách Bảo hiểm Xã hội: là nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người người lao động và gia đình họ việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản; hết tuổi lao động, bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; mất việc làm; chết gặp rủi ro hoặc khó khăn khác.
2. Nguyên tắc cơ bản của BHXH:
- Lấy số đông bù số ít: trong số những người đóng góp (kể cả người lao động và người sử dụng lao động) chỉ những người bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay tuổi già có đủ các điều kiện cần thiết mới được hưởng trợ cấp BHXH.
Mức hưởng trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH, có tính đến chia sẻ rủi ro. Nhìn chung mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương đi làm nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Ví dụ: trợ cấp ốm đau bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ. Tiền lương hưu thấp nhất cũng phải bằng mức lương tối thiểu hiện nay là 350.000đ/tháng.
3. Loại hình bảo hiểm xã hội và đối tượng áp dụng:
Hiện nay có 2 loại hình BHXH đó là: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng có thời hạn đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả cán bộ công chức, lực lượng vũ trang theo Luật sĩ quan)
- Loại hình BHXH tự nguyện trong quá trình làm điểm rút kinh nghiệm ở một số địa phương.
4. Mức và phương thức đóng góp quỹ BHXH:
Hàng tháng (chậm nhất là ngày cuối tháng) đồng thời với việc trả lương, đơn vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng quỹ lương, trong đó 15% tổng quỹ lương do người sử dụng lao động và 5 % tiền lương người lao động đóng vào quỹ BHXH.
5. Tổ chức, quản lý BHXH:
Trước năm 1995 việc quản lý (thu - chi trợ cấp) đối với các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý và chi trả. Các chế độ hưu trí, tử tuất, mất sức lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý và chi trả.
Từ năm 1995 đến nay, hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ BHXH do BHXH
Việt Nam thực hiện. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giữ vai trò quản lý nhà nước về chính sách BHXH. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện chức năng tham gia quản lý, xây dựng chính sách, quản lý quỹ BHXH và kiểm tra, giám sát. Riêng chế độ mất sức lao động cũng bắt đầu bãi bỏ.