1. Bộ máy, cán bộ làm công tác BHLĐ
* Hội đồng BHLĐ:
và để đảm bảo quyền được tham gia, kiểm tra giám sát về BHLĐ của công đoàn cơ sở. - Nhiệm vụ: Tư vấn để xây dựng quy chế quản lý công tác BHLĐ, kế hoạch BHLĐ, các biện pháp ATVSLĐ. Đánh giá công tác BHLĐ, định kỳ kiểm tra và yêu cầu người quản lý loại trừ các nguy cơ mất an toàn…
- Cơ cấu tổ chức: Đại diện người sử dụng lao động là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở doanh nghiệp là Phó Chủ tịch.
* Bộ phận BHLĐ ở doanh nghiệp:
- Tổ chức: Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và mức độ nguy hiểm của công việc, số lượng lao động, địa bàn phân tán hay tập trung của doanh nghiệp mà người sử dụng lao động tổ chức phòng, ban hoặc cử cán bộ làm công tác BHLĐ, nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn tối thiểu là: Doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải có 1 cán bộ bán chuyên trách, trên 300 lao động phải có 1 cán bộ chuyên trách, trên 1000 lao động phải có 2 cán bộ chuyên trách hoặc có phòng, ban BHLĐ.
- Nhiệm vụ: Tham mưu soạn thảo các văn bản BHLĐ, kế hoạch BHLĐ, hướng dẫn thực hiện các văn bản. Kiểm tra việc thực hiện; phối hợp với bộ phận kỹ thuật để quản lý, sử dụng tốt các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt; tổ chức huấn luyện an toàn lao động… * Bộ phận y tế ở doanh nghiệp:
Chức năng: Là bộ phận tham mưu cho người sử dụng lao động và công tác vệ sinh lao động.
- Tổ chức: Tuỳ theo đặc điểm, mức độ độc hại, nguy hiểm của sản xuất mà doanh nghiệp bố trí số lượng cán bộ y tế, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc sau: Nơi nhiều yếu tố độc hại thì dưới 150 lao động phải có 1 y tá từ 150 đến dưới 300 lao động phải có 1 y sỹ; trên 300 lao động phải có 1 bác sỹ và 1 y tá. Còn trên 1000 lao động thì bất luận nhiều hay ít độc hại phải có 1 trạm y tế hoặc phòng, ban riêng.
* Ban Chấp hành công đoàn cơ sở:
Cử 1 cán bộ trong Ban Chấp hành phụ trách công tác BHLĐ có trách nhiệm phối hợp với bộ phận y tế Doanh nghiệp; tham mưu giúp Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tham gia phối hợp với Hội đồng BHLĐ Doanh nghiệp; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về BHLĐ ở cơ sở, tổ chức phong trào quần chúng làm BHLĐ và tổ chức hoạt động mạng lưới ATVSV.
2. Hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý công tác BHLĐ ở doanh nghiệp
* Các văn bản của Nhà nước và Tổng Liên đoàn về BHLĐ, các quyết định của Doanh nghiệp:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về BHLĐ như các Luật, Nghị định, Thông tư,Chỉ thị… liên quan đến công tác BHLĐ.
- Các quy trình, quy phạm về an toàn lao động, tiêu chuẩn kiểm tra an toàn của máy móc, thiết bị, phương án phòng cháy - chữa cháy; các loại quyết định về thành lập Hội đồng BHLĐ và phân cấp trách nhiệm, quyết định về thành lập mạng lưới ATVSV và quy chế hoạt động của mạng lưới đó, kế hoạch BHLĐ…
* Các hồ sơ, sổ sách quản lý công tác BHLĐ:
+ Sổ theo dõi công tác huấn luyện BHLĐ với các mục: - Nội dung huấn luyện; thời gian huấn luyện.
- Họ tên và trình độ chuyên môn của người huấn luyện.
- Danh sách họ tên, nơi làm việc của người học, kết quả sát hạch (đạt hay không đạt) và chữ ký của học viên.
+ Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động: Là yêu cầu bắt buộc ở các doanh nghiệp, cần có các mục: - Thời gian kiểm tra - Nội dung kiểm tra.
- Người kiểm tra - Người (hoặc tập thể) có trách nhiệm phải xử lý, khắc phục. - Thời hạn phải hoàn thành.
+ Sổ thống kê tai nạn lao động:
+ Hồ sơ quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp: - Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động.
- Hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, các hồ sơ vệ sinh lao động xí nghiệp, kết quả đo kiểm tra môi trường lao động cũng cần phải lưu giữ ở cơ sở.
Bài 7: Công đoàn cơ sở với công tác bảo hiểm xã hội
(Ngày đăng: 13/12/2008 )