Hoạt động công đoàn cơ sở về công tác bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU bồi DƯỠNG cán bộ CÔNG đoàn cơ sở (Trang 32 - 34)

1. Nghiên cứu nắm vững chế độ chính sách, pháp luật về BHXH

+ Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ lương trong đó 10% cho quỹ hưu trí và tuất; 5% cho quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

+ Người lao động đóng 5% trên tiền lương của bản thân cho quỹ hưu trí và tuất - Quyền lợi được hưởng chế độ BHXH: Người lao động được quyền hưởng 6 chế độ BHXH là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; hưu trí, tuất, và nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

2. Tổ chức tuyền truyền về BHXH

Tuyền truyền, giải thích cho người lao động, nhất là lao động trẻ hiểu được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội. Nắm tâm tư, nguyện vọng CNVC-LĐ phản ánh những bất cập trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở cơ sở để tham gia và kiến nghị với công đoàn cấp trên và các cơ quan liên quan xem xét bổ sung, chế độ chính sách.

3. Giúp CNLĐ ký hợp đồng lao động và đưa nội dung BHXH vào Thoả ước tập thể

- Nếu hợp đồng dưới 3 tháng thì tính thêm 15% BHXH vào tiền lương trả hàng tháng cho người lao động. Hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì người sử lao động đóng 15%, người lao động đóng 5% tiền lương để thực hiện quyền lợi BHXH.

- Ban Chấp hành Công đoàn tham gia ý kiến xây dựng nội dung BHXH trong Thoả ước lao động tập thể.

4. Tham gia với người sử dụng lao động

- Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.

- Lựa chọn và chủ động đề xuất với Thủ trưởng cơ quan, Giám đốc doanh nghiệp danh sách những người đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Bàn bạc với người sử dụng lao động trích quỹ phúc lợi, quỹ cơ quan (nếu có) hỗ trợ thêm cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ hoặc nghỉ mát hàng năm.

5. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNLĐ về thực hiện chế độ BHXH (thuộc phạm vi thẩm quyền trách nhiệm). BCH Công đoàn cử đại diện của mình (bằng 50% tổng số) vào Hội đồng hoà giải lao động cơ sở; luân phiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng 6 tháng một lần theo quy định của Bộ luật Lao động để giải quyết tranh chấp lao động trong đó có BHXH.

6. Chủ động tổ chức thăm hỏi kịp thời

Khi CNLĐ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc để điều trị hoặc bị chết, đại diện BCH Công đoàn cơ sở chủ động tổ chức việc thăm hỏi, động viên, giúp đỡ kịp thời.

7. BCH Công đoàn thực hiện quyền giám sát, hoặc phối hợp với NSDLD kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH: (việc thực hiện này thường ở Phòng Tổ chức lao động và Phòng thực hiện chế độ BHXH: (việc thực hiện này thường ở Phòng Tổ chức lao động và Phòng Tài vụ của cơ quan doanh nghiệp). Cụ thể là: việc trích nộp 15% trên quỹ lương (với người sử dụng lao động), 5% tiền lương (với người lao động) để đóng vào quỹ BHXH hàng tháng;

việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, chế độ hưu trí, tử tuất, chế độ nghỉ dưỡng sức; việc thực hiện những cam kết về BHXH trong Thoả ước lao động tập thể.

Bài 8: Thoả ước lao động tập thể và kỹ năng thương lượng

(Ngày đăng: 13/12/2008 )

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU bồi DƯỠNG cán bộ CÔNG đoàn cơ sở (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w