Quản trị tài chính

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Quảng Cáo và Truyền Thông Hải Liên (Trang 28)

Tình hình Tài chính của công ty TNHH Quảng cáo và Truyền thông Hải Liên tương đối ổn định ngoại trừ năm 2008 và năm 2009 có biến động do chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Nguồn vốn của Công ty tuy đã có sự gia tăng qua các năm nhưng vẫn còn hạn chế về quy mô của vốn so với quy mô vốn của các doanh nghiệp quảng cáo và truyền thông khác trên thị trường. Các doanh nghiệp quảng cáo lớn trên thị trường hầu hết đều là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI như Mc Cain, J.W.Thompson... Những doanh nghiệp này có vốn hàng ngàn tỷ VND. Các doanh ngiệp quảng cáo trong nước cũng có vốn hàng trăm tỷ VND. Số vốn của Hải Liên còn rất hạn chế so với mặt bằng chung về vốn của thị trường dịch vụ quảng cáo.

Một điều đáng chú ý khác là tỷ trọng các thành phần tạo nguồn vốn của công ty Hải Liên đang có sự chuyển dịch từ vốn chủ sở hữu sang vốn nợ. Năm 2006, Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng tới 82,82% trong tổng số vốn, con số này giảm xuống 58,31% vào năm 2008 và đến năm 2010 thì chỉ còn 38,65%. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty đang bị lệ thuộc vào các khoản vay, nợ từ ngân hàng. Điều này cho thấy được khả năng kinh doanh còn hạn chế của Công ty. Nguồn vốn của Công ty tăng lên không phải vì sự bổ xung lợi nhuận mà tăng từ các khoản nợ. Trong tương lai, Công ty phải đối mặt áp lực trả nợ và sự chủ động trong quá trình kinh doanh cũng bị hạn chế.

Với số vốn ít ỏi như vậy thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lại càng trở nên quan trọng với Hải Liên. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cũng có nhiều hạn chế. Số vốn của Công ty trong giai đoạn 2006- 2010 đã tăng 215,8% từ 1.816.069 (nghìn VND) tới 3.919.665 (nghìn VND) nhưng doanh thu của công ty thì chỉ tăng 120,7% từ 5.867.106 (nghìn VND) đến 7.094.376 (nghìn VND). Công ty cần tập trung vốn của mình vào những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt và đang phát huy hiệu quả như: tạo lập website hay thiết kế pano, áp phích quảng cáo. Các lĩnh vực kinh doanh này sẽ giúp

công ty có được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn, để từ đó vốn của công ty sẽ được bổ xung thêm sau mỗi năm kinh doanh. Đồng thời, cần xem xét lại các hoạt động kinh doanh không hoặc chưa mang lại hiệu quả, từ đó, có biện pháp rút lui khỏi các hoạt động đó. Điều này là cần thiết để Công ty có thể có thể tập trung vào hoạt động chính của mình tránh để vốn không hiệu quả, thua lỗ, lãng phí. Đây cũng là biện pháp an toàn cho số vốn đang còn khiêm tốn của công ty. Công ty không nên mạo hiểm với những lĩnh vực kinh doanh mới vượt quá sức của mình.

Một vấn đề khác là giá trị hàng tồn kho trong Công ty cũng khá cao. Giá trị hàng tồn kho của Công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7 : Giá trị hàng tồn kho của Công ty

Đơn vị: 1000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị hàng tồn kho 250323 390211 280196 264976 1034759

Nguồn: Phòng kế toán

Tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty cũng ở mức cao. Bảng 8 : Tỷ trọng hàng tồn kho Đơn vị: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008Năm 2009 2010 Tỷ trọng Hàng tồn kho trong tổng tài sản 14,1 20,4 12,5 11,8 26,5 Tỷ trọng Hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn 21,5 31,3 20,7 16,2 46,2 Nguồn: Phòng kế toán

Giá trị hàng tồn kho và tỷ trọng giá trị hàng tồn kho trong tổng tài sản cao làm cho doanh thu của Công ty không đạt được tối đa. Công ty không bán được các sản phẩm in ấn của mình, hàng hóa thành phẩm không chuyển thành

tiền. Công ty không có đủ lượng tiền mặt để thanh toán và đầu tư cho các hoạt động kinh doanh khác.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Quảng Cáo và Truyền Thông Hải Liên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w