Ảnh hưởng của phương pháp phóng và thu bào tử lên số bào tử thu được

Một phần của tài liệu nhân giống rong mơ (sargassum polycystum c. ag) bằng bào tử trong phòng thí nghiệm (Trang 35)

được và tỉ lệ thụ tinh

Cây rong bố mẹ đã thành thục đem về phòng thí nghiệm được rửa sạch, giữ rong trong bể kính có thể tích 80 L, có sục khí. Chọn một cây bố, một cây mẹ có thỏi sinh sản đã thành thục (thỏi sinh sản dài 1,5 – 2 cm) để tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ sau.

Hình 2. 3: Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của phương pháp phóng và thu bào tử lên số bào tử thu được và tỉ lệ thụ tinh

Nghiệm thức 1: Không kích thích khô, không tác động cơ học

Chọn 90 thỏi cái, 90 thỏi đực bố trí đều vào 3 đĩa Petri có chứa nước biển đã lọc.

Nghiệm thức 2: Không kích thích khô, tác động cơ học

Chọn 90 thỏi cái, 90 thỏi đực bố trí đều vào 3 đĩa Petri có chứa nước biển đã lọc. Sau 24 giờ tiến hành thu bào tử bằng cách giũ nhẹ với chổi mềm để cho bào tử rơi ra.

Số bào tử thu được, tỉ lệ thụ tinh

Kết quả Tác động cơ học Không tác động cơ học Không tác động cơ học Tác động cơ học Không kích thích khô Kích thích khô

Nghiên cứu phương pháp phóng, thu bào tử

Nghiệm thức 3: Kích thích khô, không tác động cơ học

Rong bố mẹ được “kích thích khô” ở điều kiện phòng thí nghiệm (30 - 32oC) thời gian 15 phút, rồi chọn 90 thỏi cái và 90 thỏi đực chia đều vào 3 đĩa Petri có chứa nước biển đã lọc.

Nghiệm thức 4: Khích thích khô, tác động cơ học

Rong bố mẹ được “kích thích khô” ở điều kiện phòng thí nghiệm (30 - 32oC) thời gian 15 phút, rồi chọn 90 thỏi cái và 90 thỏi đực chia đều vào 3 đĩa Petri có chứa nước biển đã lọc.

Sau 24 giờ tiến hành thu bào tử bằng cách giũ nhẹ với chổi mềm để cho bào tử rơi ra. Sau đó cả 4 nghiệm thức được tiến hành như sau:

Lấy những thỏi rong ra khỏi đĩa Petri, đếm số bào tử, xác định tỉ lệ thụ tinh Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Một phần của tài liệu nhân giống rong mơ (sargassum polycystum c. ag) bằng bào tử trong phòng thí nghiệm (Trang 35)