Ảnh hưởng của các yếu tố lên sự phát triển của rong mơ giai đoạn cây

Một phần của tài liệu nhân giống rong mơ (sargassum polycystum c. ag) bằng bào tử trong phòng thí nghiệm (Trang 28)

cây mầm

Để phát triển nuôi trồng thành công, vấn đề quan trọng nhất là cung cấp đủ nguồn giống. Mặc dù có 3 cách để sản xuất giống cho nuôi trồng kinh tế: cây con tái phát triển từ gốc bám, thu cây con từ các bãi rong tự nhiên và cây con từ nuôi hợp tử. Hai cách đầu là khó đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thương phẩm bền vững bởi vì nguồn giống rong tự nhiên sẽ bị xâm hại nghiêm trọng, cách sản xuất giống từ hợp tử mới có thể đáp ứng được khối lượng cây giống [22, 33]. Vì vậy trong thời gian qua đã có nhiều thí nghiệm sản xuất giống từ hợp tử và tập trung ở một số loài trong chi

rong Sargassum như: Loài S. fusiforme [22], loài S. horneri đã được nghiên cứu các đặc điểm sinh học và nhân giống nhân tạo ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản [11, 21, 27], do rong S. horneri phát triển rất nhanh từ tháng 11 đến tháng 3, có thể đạt chiều dài 2 – 3 m [10, 35] và riêng loài S. macrocarpum mới chỉ được nghiên cứu ở Nhật Bản [36]. Tương tự, loài S. fulvellum là đối tượng rong làm thực phẩm cho con người tại Hàn Quốc, có giá thành cao 2,3 - 3,8 USD/kg khô, đã làm nguồn lợi loài rong này giảm sút nghiêm trọng, và đã được nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành công [14]. Loài S. thunbergii ở Trung Quốc là đối tượng được sử dụng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, kết quả đã làm suy giảm các quần thể loài rong này trong tự nhiên, vì vậy việc sản xuất giống và nuôi trồng cũng được quan tâm [38, 17, 37] nhằm cung cấp nguồn giống cho nuôi trồng. Gần đây, loài S. naozhouense

cũng được nghiên cứu nhân giống thành công do nhu cầu làm thực phẩm tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc [33].

+ Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển cây giống:

- Ảnh hưởng nhiệt độ, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng lên sự phát triển của cây mầm rong mơ đã được nghiên cứu và có các kết quả sau: Như đối với rong S. horneri, cây mầm phát triển tốt nhất ở điều kiện 25oC, 25 µmol photon/m2/s và 8h chiếu sáng [11]. Tương tự, Zhao và cộng sự khi nghiên cứu sự phát triển của cây mầm rong S. thunbergii cho thấy rong này tăng trưởng tốt nhất ở điều kiện 25oC và 44 µmol photon/m2/s [38]. Tuy nhiên ở giai đoạn ươm giống từ 2 mm đến 2,5 cm, cây rong mơ có yêu cầu ánh sáng cao hơn với ánh sáng có cường độ trung bình 488 ± 58 µmol photon/m2/s [15]. Rong S. fulvellum sau 60 ngày nuôi ở ánh sáng 60 – 80 µmol photon/m2/s đạt chiều dài 10 – 15 cm [16].

Năm 2011, Shao Hua Chu và cộng sự thí nghiệm ảnh hưởng đồng thời 4 yếu tố: Nhiệt độ, độ mặn, tần số phơi hợp tử và thời gian phơi lên sự phát triển của hợp tử

rong mơ S. thunbergii. Kết quả cho thấy sự phát triển của hợp tử rong mơ

S. thunbergii ảnh hưởng bởi độ mặn, nhiệt độ, số giờ phơi. Tốc độ tăng trưởng 7 %/ngày khi nuôi ở 21 ‰, và 50 ‰. Ở 12 ‰, 35oC, mỗi ngày phơi 4 giờ hoặc 8 giờ thì tốc độ tăng trưởng rong thấp 6 %/ngày. Khi nuôi ở 12 ‰, 21 ‰, 50 ‰, mỗi ngày phơi 8 h ở 25oC hoặc 30oC thì tốc độ tăng trưởng 10 %/ngày. Tần số phơi không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của rong. Ở 30oC khi kết hợp với các độ mặn, tần số, giờ phơi

thì tốc độ tăng trưởng là dưới 10 %/ngày [28].

Độ mặn ảnh hưởng lên tỉ lệ sống của hợp tử. Khi nuôi ở 21 – 50 ‰ thì tỉ lệ sống đạt 70 %. Tỉ lệ sống khi nuôi ở độ mặn 12 ‰ thấp hơn so với tỉ lệ sống nuôi ở độ mặn 32 ‰, tỉ lệ sống không khác nhau ở độ mặn từ 32 – 50 ‰. Khi nuôi ở nhiệt độ 25oC, 30oC thì tỉ lệ sống cao hơn 90 %, ở thời gian phơi 8 h mỗi ngày. Tỉ lệ sống không ảnh hưởng bởi độ mặn, tần số phơi, số giờ phơi. Ông kết luận: điều kiện tối ưu để hợp tử rong S. thunbergii phát triển tốt nhất là 32 ‰, 30oC [28].

- Nghiên cứu về dinh dưỡng trong nuôi trồng cây con cho thấy nước được thay đổi 2 ngày một lần và bón phân 10 mg KNO3 + 1 mg KH2PO4/L là tốt nhất cho loài

S. horneri [27]. Pang và cộng sự cho rằng bón phân 2 ngày một lần với nồng độ NaNO3 : KH2PO4 = 4: 0,4 g/m3 tốt cho loài Hizikia fusiformis [23].

- Hạn chế sự phát triển của tảo hại trong quá trình nuôi: tảo hại là một cản trở lớn trong quá trình nuôi trong bể [8, 32]. Những tảo hại cạnh tranh dinh dưỡng, bề mặt giá thể, ánh sáng với cây giống, và làm giảm năng suất sản xuất một cách đáng kể. Do đó việc kiểm soát và thu rong tạp trên giá thể nuôi trồng cây giống cũng quan trọng. Hiện có nhiều giải pháp hạn chế rong tạp bằng cơ học, hóa học và sinh học [9, 12, 23]. Tuy nhiên nhiều phương pháp là không thực tiễn do tốn nhiều công sức hoặc gây hại cho cây giống [31, 24, 8] nhưng có 2 phương pháp đem lại hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất giống rong mơ là xịt nước với áp lực và nuôi với mật độ giống cao [18, 19, 34]. Cũng như trong sản xuất giống rong Lamminaria japonica, kỹ thuật xịt nước có vai trò quan trọng trong việc lấy đi rong tạp. Mặc dù kỹ thuật xịt nước này là hiệu quả và dễ sử dụng, nhưng ít khi được sử dụng do làm mất nhiều cây giống. Cũng như trong phương pháp nuôi trồng mật độ cây giống cao, quan trọng nhất là duy trì được mật độ tối ưu bởi vì có sự cạnh tranh trong một loài dẫn đến giảm tỷ lệ sống sót và tốc độ phát triển [30].

Zhao và cộng sự (2008), thấy rằng phôi và cây con được nuôi ở điều kiện 10oC, 18 µmol photon/m2/s, trong 3 ngày đầu có thể ức chế sự phát triển của tảo hại trong quá trình sản xuất giống [38]. Zang và cộng sự (2012) sử dụng phương pháp xịt nước với áp lực 0,5 – 1 kg/cm2 và nuôi trồng với mật độ cao 30 - 50 cá thể/cm2, thấy rằng xử lý rong tạp bằng xịt nước, tỷ lệ thất thoát cây rong giống là 20 – 30 %, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng [37].

+ Sự phát triển cây mầm trong giai đoạn ươm giống:

Xie và cộng sự (2012), nhận thấy rằng để trong quá trình nhân giống rong mơ, sau thời gian 1 - 1,5 tháng nuôi trồng trong phòng thí nghiệm, khi cây đạt chiều dài 1 – 2 mm, cần đem ra ươm giống ngoài biển do các yêu cầu về điều kiện môi trường cho cây mầm rong mơ trong phòng thí nghiệm không đáp ứng đủ. Điều này thể hiện rõ ràng là tốc độ sinh trưởng của cây mầm ươm ở biển lớn hơn nhiều so với nuôi trồng trong phòng. Theo tác giả thời gian ươm giống phải kéo dài 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 11 khi cây đạt chiều dài 2 – 5 cm mới đem trồng thương phẩm [33].

Đồng thời, ươm giống ngoài biển cũng có nhiều bất lợi cần phải khắc phục như vật lơ lửng và các sinh vật như: Tảo phù du, rong biển nhỏ, hải miên, thủy tức, ốc bám trên rong và trên dây rong. Vì vậy, việc phải vệ sinh vật bám thường xuyên bằng cách quét bằng chổi mềm hoặc xịt nước, trồng với mật độ giống cao [37], hoặc có sự hỗ trợ bằng các hóa chất hoặc điều chỉnh độ sâu thích hợp cho từng giai đoạn trồng [33]. Hwang và cộng sự (2007) thấy rằng, khi nuôi trồng loài S. fulvellum ở pha 1 (giai đoạn ươm giống) phát triển tốt nhất ở độ sâu 1,5 m so với 0,5 – 1 m hoặc 3 m và ở pha 2 (giai đoạn trồng thương phẩm) rong phát triển tốt nhất ở độ sâu 1m so với các độ sâu khác [15] .

Trong công trình Hwang và cộng sự (2006), các tác giả đã thực hiện nuôi trồng loài rong mơ - S. fulvellum ở Hàn Quốc từ giai đoạn nuôi hợp tử trong phòng thí nghiệm đến cây rong mơ trưởng thành trồng ngoài tự nhiên. Cây mầm được nuôi trong bể thí nghiệm sau 60 ngày, cây rong xuất hiện 1 hoặc 2 lá đạt 2 – 3 mm, mật độ 13 - 20 cây mầm trên 10 cm dây thừng giống. Rong được chuyển ra ươm nuôi ở biển một tháng. Sau đó, rong được nuôi trên dây thừng dài 100 m, ở độ sâu 1 m (vào tháng 7). Sau 6 tháng nuôi cho đến tháng 12 thì bắt đầu thu hoạch, khi rong đạt chiều dài 1,286 m và sinh lượng 3,4 kg tươi/mét dây. Rong có thể tiếp tục thu hoạch trong 2 năm. Nhưng đây cũng mới chỉ là thí nghiệm trên sợi dây thừng dài 100 m, chứ chưa đưa vào sản xuất ở quy mô lớn [16].

Trong công trình mới đây của Xie và cộng sự (2012), các giai đoạn trồng loài

S. naozhouense là: Sau 2 tháng nuôi trong phòng, khi cây đạt chiều dài 2 – 3 mm, cần chuyển ra biển ươm giống trong 6 tháng để giảm bớt chi phí giống, sau đó mới đem trồng thương phẩm trong vòng 5 tháng, tức thời gian kéo dài gần một năm nuôi trồng từ cây giống cho đến khi thu hoạch. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm nuôi trồng trên

biển với hai khung dàn phao nổi kích thước 5 m x 40 m, diện tích 200 m2 mặt nước/dàn, 250 sợi dây giống dài 4 m/dàn, tương ứng với mật độ 0,45 cây giống/cm. Sau 5 tháng nuôi thương phẩm, rong đạt chiều dài trung bình là 80 cm và sản lượng trung bình đạt 1,7 kg tươi/m dây [33].

Một phần của tài liệu nhân giống rong mơ (sargassum polycystum c. ag) bằng bào tử trong phòng thí nghiệm (Trang 28)