Phương pháp quản lý và hoạch toán chi phí:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 60)

III. Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện công tác hoạch toán CFSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cp Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội :

3. Phương pháp quản lý và hoạch toán chi phí:

* Chi phí vật tư:

Đối với công ty chi phí vật tư chiếm tỷ trọng lớn nhất nên việc tiết kiệm chi phí vật tư vẫn được coi trọng hàng đầu. Tiết kiệm chi phí vật tư không có nghĩa là cắt xén lượng vật tư định mức cho thi công công trình mà theo quan điểm là giảm hao hụt trong bảo quản, trong thi công, giảm chi phí vận chuyển, nắm chắc giá thị trường để kiểm tra, đối chiếu hoá đơn do nhân viên cung ứng mang về lập các phương án cải tiến kỹ thuật, thay thế một số loại vật liệu có thể để làm giảm chi phí mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Do các công trình ở xa công ty(ở các tỉnh ngoài) nên việc giao cho các đơn vị thi công tự lo vật tư gần nơi công trình cũng góp phần làm giảm bớt khoản chi phí này. Tuy nhiên, công ty mới chỉ dùng hoá đơn mua hàng để làm cơ sở ghi sổ chi phí, để đảm bảo chất lượng vật tư giao đến tận công trình, công ty nên buộc các đội lập biên bản giao nhận vật tư giữa bên cung ứng và bộ phận thi công. Biên bản có thể được lập theo mẫu sau:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

biên bản giao nhận vật tư

Ngày....tháng...năm...

Chúng tôi gồm:

Ông(Bà): Người cung ứng vật tư Ông(Bà): Người nhận

Đã tiến hành giao nhận số vật tư sau đây:

STT Tên quy cách chủng loại vật tư Đơn vị tính Số lượng

Đại diện bên cung ứng Đại diện bên nhận (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Biên bản này được lập ngay tại địa điểm giao nhận vật tư. Sau đó nhân viên kinh tế của đội sẽ chuyển biên bản cùng hoá đơn lên phòng kế toán làm căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán.

Ngoài ra công ty nên xây dựng một quy chế thưởng rõ ràng và thông báo công khai cho cán bộ nhân viên nào tìm được nguồn cung ứng vật tư với chất lượng cao, giá thấp. Đồng thời công ty cũng nên lập mức thưởng cho các đội sản xuất có ý thức tiết kiệm, bảo quản vật tư, mức thưởng có thể lên đến 60% đến

70% giá trị vật tư tiết kiệm được. Điều này sẽ khuyến khích cán bộ nhân viên tiết kiệm vật tư từ đó hình thành ý thức lao động tốt.

* Chi phí nhân công:

Hiện tại ở công ty chi phí nhân công thường được hoạch toán vào tháng cuối cùng khi công trình hoàn thành. Như vậy số liệu cụ thể theo từng tháng để đối chiếu xem xét khối lượng công việc là không có. Theo em công ty nên hoạch toán tiền lương hàng tháng dựa trên các chứng từ chủ yếu là các hợp đồng giao khoán, bảng chấm công và có sự giám sát của công ty trong việc tính trả lương hay tính tạm ứng ở các công trình. Biện pháp này sẽ có tác dụng nâng cao năng suất lao động và ý thức trách nhiệm của công nhân, đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo thời gian bàn giao công trình.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán, cung cấp ngay thông tin về chi phí nhân công trực tiếp, công ty có thể lập bảng kê chi phí nhân công cho từng đội có mẫu sau:

Bảng kê chi phí nhân công Đội: ... STT Tên CT CF NCTT Của CNXN CF NCTT của CN hợp đồng CF NCTT Thuê ngoài 1 2 ... Cộng

* Chi phí sản xuất chung:

Trong khoản mục chi phí này có một điều đáng nói đó là việc phân bổ chi phí vận chuyển của đọi xe cho từng công trình, dựa tren số xe ca từ bảng phân bổ và định mức chi phí của từng loại xe, kế toán sẽ có số liệu về khoản chi phí vận chuyển này. Việc tính chi phí dựa trên cơ sở định mức như vậy sẽ phat sinh một khoản chênh lệch so với thực tế, tạo ra khoản tồn tại vào cuối năm. Theo em,

công ty cần phân bổ chi phí của đội xe theo số chi phí thực tế phát sinh mà không nên phân bổ theo định mức, như thế sẽ chính xác hơn và không còn khoản chênh lệch.

Cuối tháng kế toán sẽ tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh của đội xe( theo từng loại xe) sau đó chia cho tổng số ca xe thực hiện và sẽ có đơn giá thực tế của từng ca xe phân bổ cho từng công trình.

* Phương đánh giá chi phí xây lắp dở dang:

ở công ty, nhìn chung các công trình thường có quy mô vừa và nhỏ( trên dưới 100 triệu đồng) nên phương thức hoạch toán với chủ đầu tư là thanh toán khi công trình hoàn thành, giá thành là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi bàn giao, chi phí dở dang được đánh giá hàng tháng bao gồm toàn bộ chi phí từ lúc khởi công ho đến cuối tháng đó. Vì vậy, công ty có giá trị sản phẩm dở dang khá lớn. Đặc biệt, nhiều công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài từ năm này qua năm khác, như vậy phương thức thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng trên công trình. Cho nên với những công trình lớn, có các điểm dừng kỹ thuật nhất định thì công ty nên yêu cầu bên đối tác thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật. Công ty sẽ thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn, tránh tình trạng phải vay ngân hàng để thi công, góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.

* Chi phi quản lý doanh nghiệp:

Tại công ty, chi phí quản lý doanh nghiệp định kỳ hàng năm kết chuyển sang chi phí chờ kết chuyển(TK 142), sau đó khi có công trình hoàn thành sẽ phân bổ phù hợp vào chi phí trong kỳ. Việc hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp( phần chi phí cố định) kết chuyển sang chi phí chờ phân bổ là chưa thực tế đúng theo chế độ kế toán Việt Nam (Ban hành theo quyết định số 1141 TC- QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính). Công ty cần xác định lại chi phí quản lý doanh nghiệp hoạch toán sang kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán nhằm tuân thủ kế toán Việt Nam. Việc phân bổ này dựa trên tiêu thức

doanh thu của từng công trình là hợp lý. Tuy nhiên công ty nên lấy chi phí cần phân bổ là tổng chi phí QLDN phát sinh trong năm chứ không nên lấy một tỷ lệ nhất định là 5 % để phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh hàng năm tại công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 60)

w