KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng phân bố, khả năng sinh trưởng và tái sinh của trà hoa vàng làm cơ cở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 54)

5.1. Kết luận.

- Trà hoa vàng là cây ƣa bóng thích nghi sống dƣới tán rừng có độ tàn che khoảng từ 55-70%, tầng cây cao có chiều cao khoảng từ 10 – 15m.

- Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ, chiều cao trung bình ở các khu vực nghiên cứu là 1,5-2 m, đƣờng kính gốc trung bình từ 1,5 – 2,2 cm, ở tầng dƣới của rừng; là loài ƣa ẩm, thƣờng phân bố ở thung lũng và ven khe suối, độ cao 300 - 500m.

- Khả năng tái sinh chồi và hạt đều rất tốt; ở tất cả các cỡ chiều cao nghiên cứu từ 20cm đến 100cm đều có cây tái sinh; nhiều cây bị chặt nhiều lần nhƣng vẫn đâm chồi mạnh mẽ điều này chứng tỏ khả năng tái sinh chồi rất cao (90%) của Trà hoa vàng do đó nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom có nhiều triển vọng.

- Kết quả điều tra cho thấy, Trà hoa vàng chủ yếu mọc trên các vùng đất chua hoặc hơi chua. Nhìn chung ở 3 khu vực nghiên cứu, đất đều ít mùn, nghèo đạm và lân, chỉ có kali là tƣơng đối khá.

- Ngoại trừ khu vực đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt là Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, ở 2 khu vực nghiên cứu còn lại, Trà hoa vàng đang bị tàn phá nghiêm trọng khiến số lƣợng cây suy giảm nhanh chóng. Điển hình là khu vực Ba Chẽ (Quảng Ninh), ngƣời dân đua nhau vào rừng săn lùng Trà hoa vàng để lấy hoa, tuốt lá và chặt cây, cành lá để bán cho các lái buôn theo từng kg.

- Thí nghiệm giâm hom đƣợc tiến hành vào cuối vụ thu bắt đầu từ tháng 9 kết thúc vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1 năm sau. Kết quả cho thấy trà hoa vàng có thể giâm hom vào vụ thu đạt tỷ lệ sống đến 72 %. Nồng độ hoá chất có ảnh hƣởng tƣơng đối lớn đối với tỷ lệ sống và phát triển của hom, hoá chất IBA với nồng độ 2,0% có tỷ lệ hom sống, số hom ra rễ và tỷ lệ ra rễ là cao nhất.

Tóm lại, hiện nay loài Trà hoa vàng còn lại với số lƣợng rất ít, do tình trạng khai thác bừa bãi sử dụng vào các mục đích khác nhau. Đặc biệt là quá trình phát nƣơng làm rẫy đã tàn phá, thay đổi trạng thái rừng, hoàn cảnh sống của Trà hoa vàng dẫn đến loài cây này chỉ còn phân bố rải rác với số lƣợng rất ít ven các khe suối hoặc các thung lũng. Trà hoa vàng có khả năng tái sinh tự nhiên tƣơng đối tốt và có khả năng nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom để sản xuất cây con với số lƣợng lớn phục vụ cho trồng cảnh quan.

5.2. Kiến nghị.

Xuất phát từ thực trạng khảo sát, nghiên cứu, tôi xin kiến nghị các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng cần có những biện pháp cấp bách, hữu hiệu để bảo tồn, phát triển loài Trà hoa vàng tránh khỏi tình trạng khai thác, tàn phá bừa bãi hiện nay nhƣ: Khoanh vùng phân bố của một số loài trà hoa vàng để bảo vệ cho cây sinh trƣởng, phát triển và tái sinh tự nhiên, ban hành quy chế quản lý, xử phạt nghiêm khắc đối với đối tƣợng khai thác bừa bãi tài nguyên quý của rừng; mặt khác, cần nghiên cứu tuyển chọn một số loài Trà hoa vàng để thí nghiệm, đầu tƣ xây dựng khu vực nhân giống vô tính bằng phƣơng pháp giâm hom để nhân giống đại trà với số lƣợng lớn để trồng thành rừng nguyên liệu chế biến thực phẩm chức năng và nƣớc uống bổ dƣỡng và cây cảnh quan đô thị. Đây là loài cây đa tác dụng đã đƣợc một số nƣớc trên thế giới nghiên cứu và đƣa vào sản xuất thành các thực phẩm chức năng, đồ uống giải khát rất có giá trị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng phân bố, khả năng sinh trưởng và tái sinh của trà hoa vàng làm cơ cở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 54)