Trà hoa vàng khu vực Ba Vì, Hà Nội (Camellia tonkinensis)

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng phân bố, khả năng sinh trưởng và tái sinh của trà hoa vàng làm cơ cở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 28)

Qua quan sát thực tế và mô tả vật hậu cho thấy Trà hoa vàng Ba vì thuộc loại cây gỗ nhỏ, cao 3-5m, thƣờng xanh, mọc rải rác trong rừng. Thân tròn,

thẳng, có màu trắng nhờ, cành non và ngọn non có màu nâu đỏ. Cây sinh trƣởng thƣờng xuyên nhƣng tốc độ chậm, có rễ cọc to và dài, ăn sâu.

Cây có lá hình trái xoan dài, đầu lá nhọn, lá dài 9,5 cm – 14,5 cm, rộng 3,5 cm – 5,0 cm, lá đơn mọc cách không có lá kèm, lá non màu nâu đỏ và mọc chúc xuống rất đặc trƣng. Hệ gân lá nổi cả 2 mặt, có 8- 9 đôi gân lá, gân phụ hợp mép, phiến lá dày, cứng và dài, mép lá có răng cƣa.

Cây có hoa màu vàng tƣơi, hoa lƣỡng tính, hoa to, đƣờng kính hoa 6 cm đến 8cm, hoa nở lâu tàn, có thể duy trì đƣợc 8 đến 10 ngày. Mùa hoa từ tháng 10 đến tháng 12.

Hình 4.1 Hoa và lá Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis)

Ở sƣờn phía tây, đất rừng đã bị khai phá để làm nƣơng. Diện tích rừng chỉ còn lại ven theo các khe suối hoặc các thung lũng có nhiều đá.

Trà hoa vàng Ba Vì sống trong rừng thứ sinh đang phục hồi, chỉ còn lại ở ven một số khe suối sƣờn phía tây núi Ba Vì, nơi có độ cao 300-500m so với mặt

biển. Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây cho thấy: Trà hoa vàng thƣờng đi cùng các cây: Gội, Long não, Mán đỉa, Máu chó, Nhội, Vàng anh, Xoan nhừ… ( xem bảng 4.1).

Bảng 4.1: Điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây tại khu vực Ba vì, Hà Nội

OTC Cây đi kèm D1.3

(cm) Dt (m) HVN (m) HDC (m) 1

Ba Soi, Bời lời, Gáo, Gội, Lát, Lim, Long não, Mán đỉa, Máu chó, Ngát, Nhội, Vàng anh.

20,07 3,91 11,67 5,81

2

Bời lời, Dẻ, Gáo, Gội, Long não, Mò gỗ, Nhọ nồi, Nhội, Re, Vàng anh, Xoan nhừ, Sp1.

24,10 3,47 12,78 5,47

3

Ba soi, Bứa, Đa, Dẻ, Gội, Long não, Mán đỉa, Máu chó, Nhội, Re, Trám, Trâm, Vàng anh.

21,04 4,94 12,47 7,06

Những loài cây sống chung với Trà hoa vàng Ba vì đa dạng, có đƣờng kính ngang ngực trung bình 21,7 cm, đƣờng kính tán trung bình 4,1m, chiều cao trung bình 12,3 m.

Trong khu vực nghiên cứu, tầng cây cao có chiều cao trung bình là 11,62 m, đƣờng kính ngang ngực trung bình là 20,3 cm, đƣờng kính tán trung bình 4,35 m, độ tàn che trung bình 64%, mật độ trung bình tầng cây cao là 457 cây/ha (xem bảng 4.2).

Bảng 4.2 Đặc điểm của tầng cây cao khu vực Ba Vì, Hà Nội (D1.3 > 5 cm) OTC Trạng thái rừng Tàn che (%) D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) 1 Phục hồi 60,00 20,3 4,00 11,29 5,56 2 Phục hồi 71,88 20,6 4,44 11,86 6,13 3 Phục hồi 60,00 19,9 4,60 11,72 6,21

Cây bụi dƣới rừng là Lấu, Trọng đũa, Bồ cu vẽ, Bùm bụp, Găng rừng, Thẩu tấu, Ớt sừng … Chiều cao của cây bụi là 1,1m; đƣờng kính tán trung bình 0,55 m, độ che phủ là 45-55% (xem bảng 4.3).

Bảng 4.3: Thành phần cây bụi khu vực Ba Vì , Hà Nội

OTC Thành phần Htb (m) Dt (m) CP (%) 01

Cà muối, Lấu, Đơn nem, Găng rừng, Mua, Sim, Cánh kiến, Màn tang, Thẩu tấu, Bùm bụp, Mò, Bồ cu vẽ, Ớt sừng, Trọng đũa…

1,12 0,62 54,6

02

Mua,Sim,Lấu, Thẩu tấu, Bời lời, Cánh kiến, Cà muối, Ớt sừng, Bùm bụp, Trọng đũa Mua, Bồ cu vẽ, Găng …

1,12 0,54 50,8

03 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lấu, Thẩu tấu, Hoắc quang, Găng rừng, Trọng đũa, Mua,Sim, Bồ cu vẽ, Trâm muỗi, Đom đóm, Bùm bụp,Bời lời…

1,11 0,5 47,0

Thảm tƣơi có thành phần là Cỏ lá tre, Dƣơng xỉ, Dứa dại, Mây …; chiều cao trung bình là 0,82m, độ che phủ trung bình 14-18% (xem bảng 4.4).

Bảng 4.4: Thành phần thảm tƣơi khu vực Ba Vì , Hà Nội

OTC Thành phần Htb

(m)

CP

(%) 01 Guột, Cỏ lau, Cỏ lá tre, Dứa dại, Dƣơng xỉ, Sp1,

Mây, Giềng gió, Dây Sp… 0,84 17,8

02

Dây Sp, Cỏ lá tre, Dƣơng xỉ, Dứa dại, Dây gai, Đùng

đình, Mây… 0,86 18,0

03 Cỏ lá tre, Dƣơng xỉ, Dứa dại, Dây gai, Mây, Vạn

niên thanh, Bồng bồng, Lau, Dây Sp… 0,78 14,2

Hình 4.2: Trạng thái rừng có Trà hoa vàng Ba Vì phân bố

Khu vực nghiên cứu ở trạng thái rừng nghèo kiệt, số lƣợng Trà hoa vàng còn lại tƣơng đối ít phân bố không đều, bị chặt nhiều lần, cây sinh trƣởng tƣơng đối tốt, tái sinh chồi là chủ yếu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng phân bố, khả năng sinh trưởng và tái sinh của trà hoa vàng làm cơ cở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 28)