Trà hoa vàng ở Tam Đảo (Camellia tamdaoensis)

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng phân bố, khả năng sinh trưởng và tái sinh của trà hoa vàng làm cơ cở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 36)

Trà hoa vàng ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc đƣợc điều tra nghiên cứu Camellia tamdaoensis là loài cây gỗ nhỏ, cao 2-4 m. Lá hình bầu dục hẹp, gốc hình nêm, gân bên gồm 6-8 cặp. Hoa màu vàng, mọc ở nách lá; cuống hoa ngắn 5-9 mm; cánh hoa 10-12 màu vàng, phủ nhiều lông mịn trắng ở cả hai mặt. Mùa ra hoa bắt đầu từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 1 năm sau. Loài này mọc ở độ cao 300-500 m tại khu vƣc Tây Thiên.

Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây cho thấy: Trà hoa vàng ở Tam Đảo thƣờng mọc cùng các cây nhƣ: Ba bét, Cọc rào, Mán đỉa, Sảng, Sến mủ, Sồi … (xem bảng 4.9).

Bảng 4.9: Điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây tại khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc

OTC Cây đi kèm D1.3

(cm) Dt (m) HVN (m) HDC (m) 1 Sến mủ, Ba bét, Đái bò, Sồi, Sảng, Dung giấy, Xoan nhừ, Kháo, Mán đỉa, Cọc rào, Phay.

20,56 6,20 12,78 9,44

2

Sến mủ, Xoan nhừ, Mán đỉa, Phay, Thôi chanh, Trẩu, Dung sạn, Ba soi, Bã đậu, Sung rừng, Đa, Ô rô, Máu chó, Dẻ.

20,97 3,72 12,75 5,53

3

Sến mủ, Sồi, Sảng, Xoan nhừ, Mán đỉa, Cọc rào, Phay, Thôi chanh, Trẩu, Dung sạn, Ba soi, Bã đậu, Kháo xanh, Phân mã, Cuống vàng.

19,53 4,25 11,64 5,97

Những loài cây sống chung với Trà hoa vàng Tam đảo, có đƣờng kính ngang ngực trung bình 20,35 cm, đƣờng kính tán trung bình 4,7 m, chiều cao trung bình 12,4 m.

Hình 4.5: Lá trà hoa vàng Tam đảo (Camellia tamdaoensis)

Trà hoa vàng ở Tam Đảo thƣờng mọc ở thung lũng ven khe suối, trong trạng thái rừng giàu đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt. Chiều cao trung bình của tầng cây cao là 12,2 m, độ tàn che trung bình là 69,4%, đƣờng kính ngang ngực trung bình (D1.3) là 20,13 cm, diện tích tán trung bình 4,5 m, mật độ trung bình tầng cây cao là 457 cây/ha. (xem bảng 4.10).

Bảng 4.10 Đặc điểm của tầng cây cao khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc (D1.3>5cm) OTC Trạng thái rừng Tàn che (%) D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) 1 Giàu (IIIA2) 65,00 20,9 5,66 12,84 9,32 2 Giàu (IIIA1) 68,13 20,0 3,39 12,15 5,32 3 Giàu (IIIA1) 75,00 19,5 4,42 11,60 5,91

Cây bụi dƣới rừng có thành phần chủ yếu: Mua, Lấu, Thẩu tấu, Ớt sừng, Chòi mòi… với chiều cao trung bình là 1,1m, độ che phủ trung bình 47% (xem bảng 4.11).

Bảng 4.11 Thành phần cây bụi khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc

OTC Thành phần Htb (m) Dt (m) CP (%) 01

Chòi mòi, Ớt rừng, Bã đậu, Mua, Găng rừng, Bồ cu vẽ, Lấu, Cà muối, Bùm bụp, Rền na, Thẩu tấu, Trọng đũa,

1.07 0,52 44.8

02

Đom đóm, Đắng cẩy, Cánh kiến, Găng rừng, Mò gỗ, Đơn nem lá nhỏ, Mua, Ba gạc, Lấu, Thẩu tấu,

1.23 0,55 50.4

03

Đom đóm, Mò, Bùm bụp, Bồng bồng, Trọng đũa, Bồ cu vẽ, Cánh kiến, nhỏ, Mua, Ớt sừng lá lớn, Lấu, Chòi mòi, Sp1.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng phân bố, khả năng sinh trưởng và tái sinh của trà hoa vàng làm cơ cở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 36)