Biện pháp cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Nha Trang (Trang 59)

Nghị quyết 41 của Bộ chính trị họp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ: “ Bảo vệ môi trƣờng là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân, là biểu hiện

của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên của ông cha ta”. Vì vậy, muốn công tác thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao, bảo vệ môi trƣờng sống bởi để

có đƣợc môi trƣờng trong sạch thì không chỉ là sự cố gắng của một vài ngƣời mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội thì mới có thể thực hiện đƣợc.

- Nhằm duy trì công tác thu gom, vận chuyển nên tích cực vận động ngƣời dân, hộ kinh doanh tham gia nộp phí. Mức thu phí nên có đƣợc sự đồng tình, thống nhất giữa ngƣời dân với công ty.

- Phối hợp chặt chẽ hơn với các ban ngành trong việc thu gom rác thải trên địa bàn thành phố. Công ty cần yêu cầu chính quyền địa phƣơng giám sát, quan tâm hơn tới việc đổ rác của ngƣời dân, có thể phạt tiền những ngƣời đổ rác bừa bãi.

- Công ty và chính quyền địa phƣơng cần có các hình thức tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân trong công tác bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là về rác thải. Để nâng cao nhận thức ngƣời dân về vấn đề này có thể thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh phong trào giữ gìn vệ sinh đƣờng phố.

- Ngoài thực hiện công việc thu gom của mình trên các tuyến đƣờng đƣợc giao, công nhân có thể vận động ngƣời dân cùng thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng, gắn liền với hệ thống tổ trƣởng dân phố nhằm tăng thêm trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng.

- Công ty có thể gắn loa trên xe rác để tuyên truyền hoặc tờ rơi, biên lai thu phí môi trƣờng.

- Công ty quan tâm đến các hộ sản xuất, nhà hàng, khách sạn, tuyên truyền các hộ này phân loại rác tại nguồn, vừa có thể giúp họ tận dụng rác thải và giảm ô nhiễm môi trƣờng.

3.4. Một số giải pháp khác cho công tác quản lý chất thải rắn thành phố Nha Trang

3.4.1 Trong công tác lập quy hoạch và quản lý đô thị

- Khi xem xét cấp giấy phép xây dựng nhà chung cƣ, tập thể, nhà cao tầng phải chú ý đến những yêu cầu về nơi chứa rác, thu gom rác. Nếu không thấy đạt yêu cầu thì kiên quyết không cấp giấy phép.

- Khi cấp giấy phép sản xuất kinh doanh cho các cơ sở đặc biệt là các ngành đông lạnh, giết mổ gia súc, gia cầm, hàng ăn uống phải có các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh môi trƣờng.

- Thành lập Đội kiểm tra vệ sinh môi trƣờng để ngăn chặn và kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là vấn đề rác thải.

- Xây dựng các quy định, quy chế về vệ sinh đô thị nhƣ quy định quản lý rác, quy chế khen thƣởng, xử phạt hành chính về bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng…

- Với tốc độ phát triển nhanh của các địa phƣơng trong thành phố Nha Trang, bãi rác hiện tại không thể đáp ứng đƣợc khả năng chứa rác và tiêu chuẩn môi trƣờng về bãi rác. Để đảm bảo cho phát triển bền vững, lâu dài cần có biện pháp quản lý rác cho từng giai đoạn, từng vùng. Cần đầu tƣ xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho thành phố.

3.4.2 Xã hội hóa công tác quản lý rác thải

- Công tác này cần tiến hành rộng rãi trong thành phố. Huy động lực lƣợng của các tổ chức đoàn thể nhƣ: thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh...và nhân dân các xã, phƣờng, thị trấn, cơ quan đóng trên địa bàn tích cực tham gia vào công tác thu gom rác thải để đạt hiệu quả cao nhất.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom rác thải đến từng xã, phƣờng.

- Triển khai các chƣơng trình dự án, các cuộc phát động phong trào về thu gom rác thải tại địa phƣơng do các tổ chức, cá nhân đầu tƣ, hƣớng dẫn về khoa học và công nghệ để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng.

- Huy động lực lƣợng quân đội, cơ quan, đơn vị, thanh thiếu niên ra quân tổng vệ sinh vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ lớn: thu dọn nhà ở, cơ quan, nơi công cộng, bãi biển….

34.3 Giáo dục, thông tin tuyên truyền

- Giáo dục cho ngƣời dân ý thức chấp hành luật pháp nói chung, luật môi trƣờng nói riêng, các quy định về vệ sinh đô thị: không đổ rác, vứt rác bừa bãi, đổ rác đúng giờ, bỏ rác vào túi nilon trƣớc khi đem rác ra ngoài đƣờng chờ xe.

- Áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức ngƣời dân nhƣ đài truyền thanh thành phố có các chƣơng trình phổ cập những thông tin về quản lý môi trƣờng, các quy định về chất thải rắn. Triển khai các công cụ áp phích, quảng cáo, bản tin…về bảo vệ môi trƣờng.

- Giáo dục cho học sinh từ trong nhà trƣờng, từ nhỏ, và cha mẹ, ngƣời lớn phải làm gƣơng. Trong chƣơng trình học tại nhà trƣờng nên dành ra giờ ngoại khóa để thực hiện vấn đề này. Ngoài ra Bộ GD&ĐT nên thay đổi chƣơng trình học của học sinh, nên có thêm 1 bộ môn về giáo dục nhận thức đối với môi trƣờng chứ không đơn thuần chỉ có môn Đạo đức ở cấp 1 hay môn Giáo dục công dân ở cấp 2 nhƣ hiện nay.

- Thành phố nên đƣa nội dung chấm điểm thi đua hằng năm của các xã, phƣờng, phòng, ban, đơn vị về chỉ tiêu “Xanh-Sạch-Đẹp”.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Một thành viên Môi trƣờng đô thị Nha Trang, với những chuyến thực tế, khảo sát, thu thập thông tin có thể đƣa ra một số kết luận sau:

+ Tổ chức công ty chặt chẽ, phân công từng công việc rõ ràng nên công việc diễn ra đúng lịch trình quy định, tiết kiệm thời gian trong công việc.

+ Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đảm bảo đƣợc thời gian, lịch trình làm việc, ít ảnh hƣởng tới ngƣời dân.

+ Thực hiện theo lịch trình, tuyến đƣờng phân công nên công nhân làm việc chăm chỉ, đạt hiệu quả công việc cao.

+ Ngƣời dân phản hồi tốt về thái độ làm việc của công nhân, cũng nhƣ quá trình thu gom rác của công ty TNHH Một thành viên Môi trƣờng đô thị Nha Trang.

+ Tại một số tuyến đƣờng vẫn còn tình trạng rác vứt bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị

+ Rác thải thu gom vẫn chƣa đƣợc phân loại tại nguồn và xử lý triệt để mà chỉ đƣợc đổ lộ thiên, phân huỷ một cách tự nhiên hoặc đƣợc đốt bởi những ngƣời nhặt phế liệu. Khi khối lƣợng rác quá cao, công ty cho xe ủi, san bằng rồi tiếp tục đổ.

Kiến nghị

Để công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn đạt hiệu quả cao hơn, xin đƣa ra một số kiến nghị sau:

+ Đào tạo cán bộ có năng lực, kiến thức về lĩnh vực môi trƣờng, đặc biệt là về chất thải rắn.

+ Thƣờng xuyên kiểm tra công việc của công nhân

+ Trang bị, đổi mới phƣơng tiện thu gom để nâng cao hiệu quả công việc.

+ Quan tâm tới đời sống và trang bị thêm bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

+ Liên kết với các cấp, chính quyền địa phƣơng trong việc thu gom rác thải, xử phạt ngƣời dân đổ rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.

+ Chính quyền địa phƣơng nên quan tâm hơn tới công tác quản lý môi trƣờng, cần có biện pháp tuyên truyền ngƣời dân tham gia vào bảo vệ môi trƣờng.

+ Xây dựng kế hoạch xử lý tổng hợp rác thải cho toàn khu vực nhƣ xây dựng khu xử lý rác làm phân vi sinh, xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh vận hành đúng quy trình kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng (2011), Báo cáo môi trường Quốc gia, Hà Nội 2. Chính phủ (2007), Quản lý chất thải rắn, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, điều 3, Hà Nội.

3. Hoàng Thị Kim Chi (2008), Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và các đề xuất bổ sung, Báo cáo tổng hợp đề tài, Tp.Hồ Chí Minh.

4. Công ty TNHH MTV Môi trƣờng đô thị Nha Trang (2012), Báo cáo tài chính, Nha Trang.

5. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, tr.180.

6. Đoàn Thị Hằng (2012), Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp tại huyện Kim Sơn- tỉnh Ninh Bình, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng, Hà Nội.

7. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý chất thải rắn, tập 1, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

8. Nguyễn Trúng (2000), Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn ở địa bàn thành phố Nha Trang góp phần bảo vệ môi trường thế giới, tiểu luận tốt nghiệp, Học viện chính trị quốc gia Hà Nội, phân viện Đà Nẵng.

PHỤ LỤC 1.1

PHIẾU ĐIỀU TRA

Ý KIẾN NGƢỜI DÂN TP NHA TRANG VỀ VIỆC THU GOM VẬN CHUYÊN CTR CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ NHA TRANG.

Họ và tên:………. Giới tính: nam nữ

Câu 1: Thời gian thu gom chất thải rắn của công ty □ Thƣờng xuyên đúng giờ

□ Thỉnh thoảng không đúng giờ □ Thƣờng xuyên không đúng giờ □ Không ý kiến

Câu 2: Thái độ phục vụ của ngƣời công nhân thu gom chất thải rắn □ Rất tận tình

□ Làm tròn trách nhiệm □ Làm qua loa

□ Không có trách nhiệm

Câu 3: Thu gom, vận chuyển có đảm bảo vệ sinh môi trƣờng □ Đảm bảo

□ Không đảm bảo (nêu rõ lý do không đảm bảo)

……… ……… ……….. Câu 4: Số lƣợng các thùng rác □ Phù hợp □ Tƣơng đối ít □ Không ý kiến

Câu 5: Mức độ hài lòng về việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn □ Hài lòng

□ Không hài lòng □ Trung lập

Câu 6: Ý kiến ngƣời dân nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển.

……… ………

1.2 Một số hình ảnh về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn của Công ty TNHH Một thành viên Môi trƣờng đô thị Nha Trang.

Hình 1.Công nhân tập trung trƣớc đội môi trƣờng 1, 2 Hình 2. Công nhân ghi danh

Hình 3 Công nhân thu gom rác ngõ hẻm Hình 4 Ngƣời dân mang rác khi có tiếng kẻng

Hình 5 Điểm tập kết đối diện hẻm Đoàn Kết Hình 7. Thu gom rác chợ Vĩnh Thọ

Hình 8 Điểm tập kết rác đối diện nhà hàng

Yến Sào Khánh Hòa Hình 9 Công nhân thu gom rác lúc 19h30 tại Lý Tự Trọng

1.3 Một số dụng cụ, phƣơng tiện thu gom vận chuyển chất thải rắn tại công ty TNHH Một thành viên Môi trƣờng đô thị Nha Trang

Hình 1. Chổi, cào phục vụ thu gom rác thải Hình 2. Xe đẩy cải tiến

Hình 3. Xe ép rác Hình 4. Thùng rác sắt

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Nha Trang (Trang 59)