0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Biện pháp 4: các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên trong ngành tham gia với nhà trường trong quá trình tổ chức đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DỆT MAY Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX (Trang 89 -89 )

- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATE

5 Cao đẳng (đang học ĐH)

3.3.2.1. Biện pháp 4: các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên trong ngành tham gia với nhà trường trong quá trình tổ chức đào tạo

với nhà trường trong quá trình tổ chức đào tạo

* Cơ sở khoa học:

Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới công nghệ để sản xuất kinh doanh, do đó máy móc thiết bị luôn được hiện đại hóa. Trong khi đó nhà trường ít nhiều vẫn mang tính ổn định, có độ trễ do vậy thiết bị dạy học của nhà trường bao giờ cũng lạc hậu so với sản xuất.

Do vậy doanh nghiệp muốn những người lao động kỹ thuật chất lượng đáp ứng được ngay nhu cầu của mình, các doanh nghiệp phải tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường, nhất là qúa trình thực hành nghề của học sinh, đó không chỉ đem lại lợi ích cho nhà trường mà còn đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Những lợi ích của nhà trường và các doanh nghiệp trong quá trình liên kết đem lại:

- Với nhà trường:

Sử dụng những kỹ sư, công nhân giỏi trong thực tế sản xuất đã thường xuyên sử dụng công nghệ mới sản xuất kinh doanh giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo.

Học sinh được thực hành các thiết bị hiện đại của sản xuất mà nhà trường chưa có được.

tạo cho phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.

Tiết kiệm chi phí cho việc trang bị phương tiện thực hành.

Theo kịp sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ trong khi năng lực thực tại không tương xứng

- Với cơ sở sản xuất:

Có cơ sở tuyển chọn được những học sinh giỏi có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của từng vị trí sản xuất cho doanh nghiệp.

Có lực lượng lao động phụ, tiền công rẻ để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất phù hợp.

Có điều kiện chuyển đổi lực lượng lao động mà không phải đào tạo lại.

Có điều kiện, cơ hội đóng góp cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nói riêng và nền kinh tế nói chung.

- Với người học:

Được học tập ở những phương tiện sản xuất hiện đại để có thể nhanh chóng hình thành được những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

Tiếp cận được môi trường sản xuất công nghiệp thật, luôn không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó sớm hình thành được tác phong lao động công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

Thêm nhiều cơ hội tìm được việc khi ra trường.

* Mục tiêu:

Tăng cường đội ngũ giảng viên từ các cán bộ kỹ thuật và quản lý giỏi từ các doanh nghiệp là một giải pháp cần thiết nhằm làm tăng chất lượng đào tạo thúc đẩy liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

* Biện pháp thực hiện:

TT Các hoạt động chính Kết qủa cần đạt được

1 Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu cán bộ chất lượng cao ở doanh nghiệp

Đủ số liệu 2 Xây dựng mô hình liên kết đào tạo với các

doanh nghiệp, lên kế hoạch ký kết các văn bản ghi nhớ với các doanh nghiệp

Mô hình được chấp nhận, các văn bản ghi nhớ được thông qua mang lại quyền lợi của đôi bên

3 Thực hiện mô hình liên kết đào tạo chất lượng từ các doanh nghiệp

Có hiệu qủa tốt 4 Đánh giá mô hình, bổ sung liên kết đào tạo

chất lượng từ các doanh nghiệp Điều chỉnh kịp thời

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DỆT MAY Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX (Trang 89 -89 )

×