Quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may ở Trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật VINATEX (Trang 62 - 63)

- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATE

2.3.2.2.3.Quản lý đào tạo

Để tăng cường hiệu qủa quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý chất lượng đào tạo, quản lý cơ sở vật chất, quản lý học sinh sinh viên, Chính phủ, Bộ giáo dục, Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ … đã ban hành rất nhiều văn bản về quy chế tuyển sinh, quy chế thi, quy chế kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp, điều lệ trường Đại học, Cao đẳng, Trung học …nhà trường đã chọn lọc các quy chế phù hợp và áp dụng vào thực tiễn của Nhà trường. Đó là cơ sở cần thiết để kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của nhà trường thực hiện đúng pháp luật.

Nhà trường luôn chú ý tăng cường kỷ cương trong việc dạy và học, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý.Thực hiện nghiêm túc các quy chế tuyển sinh, kiểm tra, xét lên lớp, tốt nghiệp, các quy định về thu học phí, học bổng … Nhà trường thực hiện tốt nề nếp kiểm tra định kỳ, giao ban trong cán bộ, duy trì việc nhận xét đầu tháng kết qủa học tập, rèn luyện của học sinh.

Nhà trường đã duy trì hội nghị Công nhân viên chức hàng năm, công khai các chế độ chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, thực hiện đánh giá công chức hàng năm. Do vậy đã giải quyết tốt những thắc mắc trong nhà trường, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm trong nhà trường. Nhà trường thực hiện tốt các bước kế hoạch đề ra:

- Làm tốt công tác kế hoạch hóa, tổ chức và thực hiện tốt quá trình đào tạo theo kế hoạch tiến độ.

- Tăng cường hoạt động thực tiễn của giáo viên chủ nhiệm thông qua các hoạt động phong trào và tự quản của học sinh.

- Giữ vững nề nếp công tác giao ban và phân tích chất lượng đào tạo hàng tháng trước toàn thể hội đồng đào tạo.

- Tổ chức tốt quá trình học tập, thực tập của học sinh, gắn việc học tập thực tiễn sản xuất với việc học lý thuyết.

- Duy trì chế độ học bổng cho học sinh để kích thích tinh thần học tập của học sinh.

- Tổ chức phong trào rèn luyện thân thể thông qua các hoạt động thể dục thể thao, giao lưu thể thao HSSV, CBGV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may ở Trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật VINATEX (Trang 62 - 63)