III Cải tạo suối Tràng Khê
3.5.2 Các giải pháp về quản lí
- Xây dựng cơ chế phối hợp QLMT với các đơn vị cùng khai thác trong từng lƣu vực sông, từng khu vực ảnh hƣởng, đảm bảo sự trao đổi thông tin thƣờng xuyên và phối hợp các giải pháp đồng bộ quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Theo đó, mỏ than Mạo Khê có thể phối hợp với mỏ than Uông Bí xây dựng đập chắn đất đá trôi, nạo vét và khôi phục môi trƣờng các hồ thủy lợi phía Đông huyện Đông Triều.
- Đảm bảo cho đội ngũ làm công tác QLMT có đủ năng lực thực tế triển khai, giám sát thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các luật liên quan đến hoạt động BVMT trong khai thác than thông qua các khóa đào tạo về một số lĩnh vực chuyên môn và các đợt khảo sát kỹ thuật nhƣ:
Thiết kế, ổn định bãi thải và lập kế hoạch đổ thải, trồng cây bãi thải
Xử lý nƣớc và quản lý nƣớc thải mỏ
Kiểm soát bụi
Phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trƣờng
Lập kế hoạch môi trƣờng
Luật môi trƣờng
Các khóa đào tạo sử dụng phần mềm: SURPAC (phần mềm chuyên ngành địa chất và mỏ đƣợc sử dụng trong việc tính toán trữ lƣợng, thiết kế khai thác mỏ, tối ƣu hóa khai thác mỏ...), EIS (hệ thống thông tin hỗ trợ nhu cầu lập kế hoạch và đánh giá của các nhà quản lý điều hành), GIS (đƣợc dùng để tạo bản đồ phân bố tài nguyên, kiểm kê, đánh giá trữ lƣợng tài nguyên, ...).
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí chi cho hoạt động quản lý tài nguyên môi trƣờng trong khai thác than.
70
- Chủ động đầu tƣ thực hiện và cung cấp dịch vụ BVMT, ngăn ngừa suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
Một số nội dung cụ thể sau:
+ Sử dụng đất đá thải trong khai thác than để san lấp mặt bằng khu đô thị và khu công nghiệp, làm đƣờng vận chuyển (thay thế đá vôi, cát hoặc khai thác đất tại các sƣờn đồi nhƣ hiện nay).
+ Đầu tƣ các dự án cải thiện môi trƣờng, bảo tồn thiên nhiên nhƣ:
Sử dụng tiết kiệm nƣớc, hạn chế xâm hại hoặc gây ô nhiễm nguồn nƣớc; cải tạo moong khai thác lộ thiên thành hồ chứa nƣớc sạch (nƣớc mƣa, nƣớc thải mỏ sau xử lý đạt Quy chuẩn môi trƣờng); tái sử dụng nƣớc thải mỏ và nƣớc dùng trong chế biến, sàng tuyển; tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải: nƣớc thải, đất đá thải, dầu cặn ...
Đầu tƣ trồng và bảo vệ rừng, giữ gìn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên. Tăng cƣờng áp dụng công nghệ thân thiện với môi trƣờng nhƣ: áp dụng công nghệ khoan ƣớt, phƣơng pháp phun sƣơng mù cao áp đối với tất cả các cụm sàng để giảm thiểu nồng độ bụi; áp dụng công nghệ vận chuyển bằng băng tải ống và đƣờng sắt thay thế cho việc vận chuyển than bằng ô tô từ khu vực mỏ đến cảng tiêu thụ…
Hỗ trợ và phối hợp với cộng đồng dân cƣ khu vực trong hoạt động BVMT nhƣ: ƣu tiên tiếp nhận vào làm việc; hỗ trợ kinh phí làm đƣờng dân sinh và các khu sinh hoạt cộng đồng…
Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức quốc tế và các chuyên gia, các nhà khoa học đến nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp BVMT có liên quan.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức về an toàn lao động và BVMT đến mọi cán bộ, công nhân viên.
71
+ Đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và mở rộng quan hệ quốc tế với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ khác thông qua các đề án, dự án khoa học và đầu tƣ cụ thể.
+ Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý và BVMT trong khai thác than.
- Xây dựng chƣơng trình giám sát môi trƣờng Để kiểm soát những tác động tiêu cực đến môi trƣờng cũng nhƣ đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm của Dự án nâng công suất khai thác và hoàn nguyên môi trƣờng