TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CẦN THIẾT CHO LẬP QUY TRÌNH GIA

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo khuôn ép cao su cho chi tiết kính lặn (Trang 70)

GIA CÔNG TRÊN MÁY CNC.

1. Phân tích chi tiết gia công.- Công dụng của chi tiết: - Công dụng của chi tiết:

Khuôn là một chi tiết dạng hộp, nó dựa vào các tấm khuôn: tấm khuôn trên, tám khuôn dưới, tấm đế để ép ra chi tiết kính lặn.

Khuôn gầm các bộ phận chính là:

+Tấm khuôn trên: Tạo ra biên dạng trong cho bề mặt chi tiết

+Tấm khuôn dưới: Tạo biên dạng ngoài cho chi tiết.

+Tấm đế và tấm rãnh tạo rãnh lắp kính cho chi tiết kính lặn.

+Các vít hãm để định vị giữa các tấm khuôn.

Điều kiện làm việc:

Khuôn là một bộ phận làm ở điều kiện bình thường, nhiệt độ không cao. Nó chỉ chịu lực ép khi cho vật liệu vào khuôn để tạo ra chi tiết kính lặn.

Các yêu cầu kỹ thuật, sự phù hợp của các điều kiện này đối với diều điều kiện làm việc:

Với những điều kiện vừa nói trên, ta phải có phương pháp gia công phù hợp với từng bề mặt làm việc.

Mặt bên trong của khuôn phải đạt độ bóng, độ chính xác cao để tạo ra bề mặt bên ngoài của chi tiết kính lặn.

Tính công nghệ của chi tiết:

Tính công nghệ là một vấn đề rất quan trọng trong quá tr ình gia công chế tạo chi tiết. Nếu tính công nghệ của chi tiết đ ơn giản sẽ thuận lợi cho việc chế tạo phôi, cũng như gia công lắp ghép.

Tính công nghệ còn quyết định đến chất lượng sản phẩm và độ cứng vững của chi tiết.

Vật liệu chế tạo chi tiết:

Vật liệu chế tạo chi tiết có nhiều loại, nh ưng để đảm bảo các điều kiện trên thì ta chọn vật liệu SKD61( đây là loại vật liệu chuyên dùng để làm khuôn). Vật liệu này có tính công nghệ cao đảm bảo được chức năng và nhiệm vụ của chi tiết.

Các yếu tố về độ chính xác vị trí tương quan giữa các bề mặt: Vì kết cấu bao gồm nhiều tấm ghép lại, do trên các tấm một mặt tạo ra mặt ngoài của chi tiết cần ép nên mặt đó cần đảm bảo độ bóng và độ chính xác cao. Nên một trong những yêu cầu quan trọng khi thiết kế quy tr ình công nghệ gia công chi tiết này là phải đảm bảo những yêu cầu mà trên bản vẽ chi tiết đã đề ra như: độ đồng tâm giữa các tấm khuôn, độ vuông góc giữa đ ường tâm trục và các mặt.

Quá trình nghiên cứu và phân tích chi tiết thông qua bản vẽ chi tiết ta thấy những yêu cầu trên bản vẽ đề ra là tương đối hợp lý về kết cấu chi tiết cũng như tính công nghệ và hoàn toàn phù hợp với trình độ kỹ thuật hiện nay.

2. Chọn phôi và xác định dạng sản xuất :

Loại phôi được xác định tùy theo kết cấu của chi tiết, vật liệu chế tạo, điều kiện sản xuất cụ thể của nhà máy. Chọn phôi tức là chọn phương pháp chế tạo phôi, xác định lượng dư, xác định kích thước, dung sai phôi.

Xác định loại phôi và phương pháp chế tạo phôi là một bài toán tổng hợp nhằm mục đích đảm bảo kinh tế, kỹ thuật chung của quá tr ình chế tạo chi tiết máy. Vì vậy xác định loại phôi và phương pháp chế tạo phôi cho chi tiết cần phải chú ý đến các yếu tố sau:

Đặc điểm, kết cấu và yêu cầu chịu tải khi làm việc của chi tiết (hình dạng, kích thước, chức năng và điều kiện làm việc).

Sản lượng hàng năm của chi tiết có xét đến số lượng dự trữ và tỷ lệ phế phẩm trong quá trình sản xuất.

Điều kiện sản xuất thực tế về mặt kỹ thuật v à tổ chức sản xuất (khả năng trang thiết bị chế tạo phôi, trình độ chế tạo phôi, khả năng hợp tác trong chế tạo phôi).

Căn cứ vào dạng sản xuất của chi tiết là dạng sản xuất đơn chiếc.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo khuôn ép cao su cho chi tiết kính lặn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)