NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG CAD 30

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo khuôn ép cao su cho chi tiết kính lặn (Trang 30)

Các phần mềm CAD 2D (như AutoCAD) buộc người dùng phải nhập chính xác kích thước và các quan hệ hình học giữa các đối tượng vào bản vẽ. Điều đó không thể thực hiện được khi chưa có thiết kế hoàn chỉnh. Vì vậy, chức năng vẽ dù tốt đến đâu thì cũng không thể đảm bảo cho CAD thành công cụ trợ giúp thiết kế thực sự. Muốn có môi tr ường thiết kế phải cóCAD 3D với chức năng mô hình hoá và phân tích mạnh với các công nghệ thiết kế mới. Các công nghệ này đảm bảo cho người kỹ sư thiết kế theo “qui trình thuận”, như trong sơ đồ.

`

1. Thiết kế theo tham số (Parametric Design):

Với công nghệ này, thay vì phải vẽ chính xác ngay từ đầu (điều khó thực hiện), chúng ta bắt đầu bằng phác thảo, sau đó mới chính xác hoá bằng cách gán kích thước và liên kết hình học cho đối tượng. Chúng ta cũng có thể gán mối quan hệ giữa các kích thước (ví dụ sự phụ thuộc của đường kính lỗ và chiều dày may ơ) để mỗi khi thay đổi chiều dày may ơ thì đường kính tự động thay đổi theo. Công nghệ tham số tạo cho CADcác ưu điểm sau:

- Giúp người kỹ sư hình thành và thể hiện ý tưởng thiết kế đúng theo quy luật tự nhiên của quá trình tư duy: đi từ phác thảo ý đồ đến chính xác hoá mô hình rồi mới xuất tài liệu

thiết kế.

- Làm cho quá trình thiết kế được mềm dẻo, linh hoạt

- Dễ kế thừa các kết quả thiết kế đã có

- Giữ mối liên kết giữa mô hình và tài liệu thiết kế (như

đã đề cập ở trên). Hình 2.4 :Quản lý mô hình theo đối tượng

Kết quả Phác

thảo Lậpmô hình

Tính

toán Kiểmnghiệm Chỉnhsửa

2. Thiết kế hướng đối tượng (Feature Based Design):

Công nghệ này đánh dấu một bước tiến lớn trong công nghệ CAD. Thay vì làm việc với các đối tượng đơn giản, như đường thẳng, cung tròn, kích thước,… rời rạc, người dùng làm việc với các bề mặt (trụ, ren, rãnh then), với các chi tiết và cụm lắp ráp

Nhờ vậy có thể tạo các mối ghép, các khớp, cặp truyền động nh ư trong thế giới thực.

Nhờ các đối tượng được quản lý chặt chẽ theo tên gọi và số lượng, việc tạo ra cơ sở dữ liệu và xuất bảng danh mục sản phẩm trong bản vẽ lắp đ ược thuận tiện và dễ dàng, chính xác.

Đối tượng cơ sở dùng trong CAD hiện đại là các Feature. Từ các Feature

mới hình thành các chi tiết máy, các cụm lắp và các sản phẩm lắp hoàn chỉnh. 3. Thiết kế thích nghi (Addaptive Design ):

Đến thời điểm này công nghệ thiết kế thích nghi còn rất mới, duy nhất chỉ có phần mềm Inventor của Autodesk. Nó cho phép tạo ra các mô h ình “thông minh”, tự thay đổi kích thước để lắp vừa với chi tiết đối ứng.

Trường hợp (hình 2.5) là một ví dụ: 1: Càng (chi tiết thích nghi)

2: Vành (chi tiết cố định)

Càng 1 không lắp vừa với vành 2 do kích thước của chúng khác nhau. Sau khi lắp được mặt bên trái, càng 1 tự thay đổi kích thước để lắp vừa mặt bên phải của vành 2. Công nghệ thích nghi giúp cho quá trình thiết kế được mềm dẻo vànăng suất hơn

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo khuôn ép cao su cho chi tiết kính lặn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)