NAM.
Số hệCAD/CAM có mặt ở Việt Nam có thể đến vài chục, trong đó có sản phẩm của các nhà cung cấp nổi tiếng bậc nhất thế giới. Trong phần nghi ên cứu của em chỉ tìm hiểu một số hệ được biết đến như: CATIA, Cimatron, Pro/Engineer, SolidWorks.
- Pro/Engineer là sản phẩm của PTC (Pramachic Technology Corp). Đây là hãng lớn, có bề dày và doanh thu cao trong thị trường CAD thế giới. Mọi công việc về cơ khí: thiết kế thông thường, khuôn, phần tử hữu hạn, lắp ráp, CAM (lập trình cho máy phay tới 5 trục, tiện với trục C, cắt dây,…) đều có thể thực hiện trên Pro/E và các Modul mở rộng của nó. Nhược điểm lớn nhất của Pro/E là rất khó học và khó sử dụng. Các phiên bản trước của Pro/E chạy trong Unix. Gần đây PTC cho ra các phi ên bản Windows và kể từ phiên bản Pro/E 2000i đã rất cố gắng cải tiến giao diện ng ười dùng theo chuẩn Windows. Phiên bản Pro/E Wildfire ra năm 2002 đ ã thể hiện bước tiến đáng ghi nhận về giao diện người dùng của Pro/E. Tuy nhiên, ngay cả trong các phiên bản mới của Pro/E, khả năng sử lý tài nguyên còn hạn chế. Cùng một công việc, Pro/E đòi hỏi cấu hình phần cứng máy tính máy cao và chạy khá nặng nề.
- Cimatron là sản phẩm của hãng cùng tên (Israel), có tính năng và đặc điểm tương tự của Pro/E. Đó là phầm mềm mô hình hoá 3D mạnh, đặc biệt về thiết kế khuôn mẫu, mô hình hoá và gia công bề mặt. Các phiên bản trước của Cimatron cũng rất khó dùng. Bắt đầu từ phiên bản 12, giao diện của Cimatron cũng được cải tiến một cách tích cực theo chuẩn Windows.
- SolidWork và AutoDesk là hai hã ng sản xuất phần mềm nổi tiếng thế giới, đã sớm cho ra các phiên bản Windows:
+ SolidWork là sản phẩm của hãng cùng tên (SolidWork Corp). Ưu điểm lớn nhất của nó là giao diện hoàn toàn tương thích với Windows và giá cả phải chăng. Nhược điểm của SolidWord là chức năng vẽ (Draft) và mô hình hoá bề mặt hạn chế.
+ AutoDesk có 2 sản phẩm thiết kế cơ khí chuyên dùng là Mechanical Desktop (MDT) và Inventor.
Mechanical Desktop (MDT) chạy trên nền AutoCad nên mọi giao diện tương tự của AutoCad, được người sử dụng hoan nghênh khi họ muốn chuyển từ môi trườngCADtruyền thống sang mô hình hoá 3D.
Inventor chạy độc lập, sử dụng công nghệ ti ên tiến. Ngoài công nghệ tham số, hướng đối tượng như các phần mềm khác, Inventor lần đầu trình diễn công nghệ thiết kế thích nghi. Chức năng quản lý theo Project cho phép thiết kế và quản lý các cụ lắp ráp lớn. Giao diện ng ười dùng của Inventor rất hoàn chỉnh, thân thiện, tiện dụng và hấp dẫn. Hệ thống thanh công cụ của Inventor được thiết kế gọn, thông minh, cho phép ng ười dùng giảm thiểu và số lần bấm chuột. Bên cạnh đó Inventor có hệ thống trợ giúp khá đầy đủ, phục vụ tốt cho mọi lớp người dùng. Bản thân MDT và Inventor là phầm mềm CAD/CAE chỉ có chức năng thiết kế thông thường: mô hình hoáSolid và bề mặt, phần tử hữu hạn, thư viện cơ khí, tính các bộ truyền,… Các chức năng đặc biệt khác, nh ư khuôn, CAM, được tích hợp từ các nhà phát triển thứ 3 (MAI). Ưu điểm lớn nhất của các phầm mềm này là dễ sử dụng, giao diện người dùng thân thiện. Giá cả của chúng thuộc loại thấp.
Giao diện người dùng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, vì có một thực tế là nhiều nhà thiết kế giỏi lại không giỏi về máy tính. H ơn nữa, giao diện tốt cho phép tăng năng suất thiết kế đến 200%. MDT, Inventor và SolidWork tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho người dùng nhờ các hệ thống giao diện nhiều kênh, từ thanh và hộp công cụ đến menu chuẩn và gõ phím, phím gõ tắt,… Hệ thống như vậy đáp ứng tốt cho cả người dùng chuyên và không chuyên.
Bên trái là giao diện của Inventor 4. Nó có các thanh v à hộp công cụ trực quan, gần như người dùng chỉ cần bấm chuột. Bên phải là giao diện của Cimatron 10, chỉ có các thanh menu thô cứng, khó điều khiển.
Các sản phẩm của AutoDesk vàSolidWork còn cung cấp cho người dùng một hệ thống trợ giúp, công cụ huấn luyện phong phú, thiết thực v à tiện dụng. Nhờ thế những ai đã làm quen với AutoCAD (số này chiếm tới 60% người dùng CAD) và Microsoft Windows đều có thể tiếp cận hệ thống này sau một ngày huấn luyện.
Chương 3
Thiết kế bộ khuôn ép cao su