Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc (Trang 111)

Thứ nhất, tăng cường các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch một số mặt trong giáo dục tiểu học như:

- Xây dựng và triển khai các biện pháp nhằm tập trung cải thiện các khó

khăn về hoàn cảnh gia đình của nhóm học sinh vùng khó khăn nhằm cải thiện

các điều kiện giúp học sinh thuộc các vùng sâu/xa, học sinh thuộc các dân tộc thiểu số bớt khó khăn trong việc đi học và nâng cao kết quả học tập. Nghiên

cứu, xây dựng hệ thống mạng lưới trường học hợp lý để giảm khoảng cách đi

lại của học sinh tiểu học; Hỗ trợ, cấp phát một số đồ dùng học tập thiết yếu cho học sinh ở vùng khó khăn.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả của các chương trình/dự án tập

trung vào các vùng khó khăn nhằm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang

thiết bị, đồ dùng dạy học.

- Tăng cường việc dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các vùng sâu/xa; khuyến khích các em sử dụng tiếng Việt ngoài nhà trường.

- Xây dựng các chính sách ưu tiên cho việc nâng cao năng lực của đội ngũ

giáo viên và cán bộ quản lý tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là

các vùng sâu/xa và vùng khó khăn; tạo điều kiện cho giáo viên luân phiên đi

học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm.

Hai là, hỗ trợ cha mẹ học sinh để có khả năng trực tiếp giúp trẻ học tập. Các biện pháp có thể tập trung vào các nội dung sau:

- Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng

cho cha mẹ học sinh đặc biệt là ở các vùng sâu/xa, nơi có trình độ dân trí thấp

để họ có thể trực tiếp giúp trẻ học tập ở nhà.

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cộng đồng để giúp đỡ những học sinh có phụ huynh thuộc diện trình độ học vấn thấp trong khi học tập ở nhà.

- Phổ biến những kiến thức dạy trẻ trên các phương tiện truyền thông như:

trên kênh truyền hình, kênh Radio của trung ương và địa phương.

Thứ ba, đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo hướng vừa đảm bảo kiến thức, kỹ năng chung, vừa đảm bảo phù hợp với thực tế vùng miền. Cho đến nay cả nước vẫn sử dụng chung một bộ chương trình và sách giáo khoa chuẩn, điều này khiến cho học sinh ở miền núi, vùng sâu, xa thiệt thòi hơn trong việc tiếp cận với kiến thức trong khi khả năng phát triển tiếng Việt còn nhiều hạn chế.

Thứ tư, xây dựng các chính sách phát triển giáo dục miền núi tập trung vào các hoạt động xây dựng trường học, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết

bị dạy học, cung cấp sách giáo khoa, tài liệu đặc biệt là những khu vực khó

khăn về điều kiện kinh tế - xã hội. Các chính sách phát triển giáo dục không chỉ

do ngành giáo dục đảm nhiệm mà cần có sự tham gia của toàn xã hội bởi giáo dục tiểu học được coi là nền tảng, đầu tư cho giáo dục tiểu học cũng là đầu tư

cho phát triển.

Thứ năm, công tác nghiên cứu về chủ đề tiếp cận giáo dục của học sinh khu vực miền núi cần tiếp tục đi sâu hơn nữa, có thể nghiên cứu chuyên sâu với

các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ bao gồm cả định tính, định lượng nhằm làm rõ hơn những khó khăn mà học sinh ở các vùng này gặp phải. Đặc biệt, cần sử

dụng nhiều hơn nữa các kỹ thuật phân tích sâu như hồi quy, kiểm định thống kê nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em để chỉ ra được đâu là nhân tố quan trọng nhất, mức độ tác

động và dự báo về những thay đổi nếu can thiệp vào các yếu tố đó… Bên cạnh việc tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục của những học sinh đang có cơ hội học tập tại trường, thì còn một tỷ lệ không nhỏ trẻ em không được đến trường hoặc

có nguy cơ đối mặt với việc phải bỏ học cũng cần nhiều nghiên cứu quan tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Báo cáo của Chính phủ VN và các nhà tài trợ, WB (2004). Việt Nam đánh giá tổng hợp chi tiêu công 2004 – Tập 2: Các vấn đề chuyên ngành. Nxb Tài Chính, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNICEF và UNESCO (2005). Nghiên cứu về chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học cơ sở của trẻ em gái dân tộc thiểu số. Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thống kê Giáo dục và Đào tạo các năm 2001 – 2007 4. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (2002). Tóm tắt tình hình

giới ở Việt Nam. Hà Nội.

5. CHXHCN Việt nam (2005). Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo – đánh giá tổng hợp chi tiêu công, đấu thầu, mua sắm công và trách nhiệm tài chính. NXB Tài chính, Hà Nội

6. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Quyết định số: 07/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2008 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010. Hà Nội.

7. Đặng Vũ Cảnh Linh (2003). Thành niên và chính sách đối với vị thành niên. Nbx Lao động Xã hội, Hà Nội.

8. Diễn đàn miền núi (2002). Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở miền núi phía Bắc. Hà Nôi.

9. Dự án Những cuộc đời trẻ thơ ở Việt Nam (2003). Giáo dục cho mọi người ở Việt Nam: tỷ lệ nhập học cao nhưng có vấn đề về chất lượng. Tài liệu thảo luận số 4. Hà Nội.

10.John J.Macionis (2004). Xã hội học. Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.

11.Lê Ngọc Hùng (2006). Xã hội học giáo dục.. Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 12.Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Đào Thanh Huyền

và Đỗ Lê Thu Ngọc (2006). An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào? Tài liệu thảo luận. Hà Nội: UNDP

13.Ngân hàng Phát triển Châu Á (2002). Báo cáo quốc gia tóm tắt Phụ nữ ở Việt Nam. Malila, Philippin.

14.Ngân hàng Thế giới (2005). Các mục tiêu Thiên niên kỷ và Kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Tài liệu thảo luận của Ngân hàng thế giới, Hà Nội.

15.Ngân hàng Thế giới (2006). Báo cáo phát triển thế giới 2007. Phát triển và thế hệ kế cận. Nxb Văn hóa thông tin. Hà Nội.

16.Ngân hàng Thế giới (2006). Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam. Hà Nội 2006. 17.Ngân hàng thế giới tại Việt Nam & Nhóm các nhà tài trợ (2007). Báo cáo Phát

triển Việt Nam – hướng đến tầm cao mới, Hà Nội

18.Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (1995). Những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục Việt Nam. Hà Nội.

19.Nguyễn Công Khanh (2004). Nghiên cứu chỉ số thông minh ở học sinh cuối tiểu học và trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục (Số 99), tr.16 – 19.

20.Nước CHXHCNVN (2005). Việt Nam thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ. Hà Nội.

21.Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới (2006). Trẻ em dân tộc thiểu số: rào cản tiếp cận giáo dục. Số 1.

22.Tổng cục Thống kê (2004). Điều tra mức sống dân cư Việt Nam. Hà Nội 23.Tổng cục Thống kê (2006). Nghiên cứu gia đình Việt Nam 2006

24.Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế (2005). Điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên Việt Nam. Hà Nội.

25.TT KH XH&NV Quốc gia (2000). Giá trị Châu Á và sự phát triển ở Việt Nam. Hà Nội

26.UNDP (2004). Báo cáo đánh giá chung của Liên hợp quốc về Việt Nam. Hà Nội.

27.UNESCO (2005, 2006, 2007, 2008). Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người.

28.Ủy ban dân tộc, Viện Dân tộc học, Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Ngân hàng Châu Á (2007). Miền núi phía Bắc Việt nam – hướng tới tăng trưởng bền vững và giảm nghèo. Hà Nội.

29.Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (2008). Báo cáo kết quả khảo sát dự án đánh giá tác động của Dự án Phát triển Giáo dục THCS II – Tiểu thành phần khảo sát định lượng, Hà Nội.

30.Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2008). Nghiên cứu tình trạng bỏ học của học sinh: thực trạng và giải pháp. Hà Nội.

31.Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2006). Báo cáo cập nhật nghèo 2006: Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2004. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32.Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (2007). Đặc điểm kinh tế nông

thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn tại 12 tỉnh.. Nxb Thống kê, Hà Nội.

33.Võ Tòng Xuân (2002). Giáo dục cho người nghèo.

Tiếng nước ngoài

34.Anthony Somerset (2008). Access to Primary Education in Kenya: A case study of the impact of the 2003 FPE innitiative at nine schools in Nairobi City and Nyeri District. Centre for International Education, University of Sussex. 35.Bhatiya, Katyal and Shaida (1973). Modern Education and Its Problems.

Ludhiana.

36.Dieter Kotte, Petra Lietz & Maria Martinez Lopez (2005). Factor influecing reading achievement in Germany and Spanin: Evidence from PISA 2000. International Education Journạ 6(1), p 113-124.

37.Habib Khan (2002). Các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh lớp 5 ở trường công Pakistan. Học viện Kế hoạch và Quản lý giáo dục- Bộ Giáo dục ISLAMABAD, Tr. 38

38.Hai – Anh Dang (2006). Does Ethnicity Make a Difference in School Progress? Evidence from Viet Nam. University of Minnesota.

39.Ludger Woessmann (2004). How Equal are educational Opportunities? Family Background and Student Achievement in Europe and the US. CESifo Working Paper No.1162.

40.Maurice Boissiere (2004). Determinants of Primary Education Outcomes in Developing Countries. World Bank, Washington.DC.

41.Philop Stevens and Martin Weale (2003). Education and economic growth. National Institute of Economic and Social Research. USA.

42.Unessco (2007). Laying the foundations for EFA: Investment in primary education. No 06.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)