5. Giả thuyết nghiên cứu
2.2.3. Tiếp cận các hỗ trợ, chương trình phát triển giáo dục
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống các chương trình mục tiêu quốc gia11 được Chính phủ phê duyệt và thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua nhằm hỗ trợ những địa phương,
khu vực còn khó khăn về kinh tế xã hội nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, cơ
hội của người dân với giáo dục. Một trong những dự án lớn mà Bộ Giáo dục và
Đào tạo đang triển khai có hiệu quả, đó là Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện tại 219 huyện thuộc 40 tỉnh khó khăn trong
cả nước với 15000 điểm trường và hơn 5000 trường tiểu học (điểm chính) với kinh phí khoảng 250 triệu USD12. Bên cạnh đó, các dự án, chương trình phát triển giáo dục bằng các nguồn vốn và thông qua các hoạt động khác nhau cũng đã và đang tiếp tục thực hiện góp phần giúp trẻ em có thể đến trường, nâng cao
dân trí và xóa đói giảm nghèo.
Trong phần này mục đích nhằm đánh giá việc tiếp cận của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc đối với một số dự án, chương trình lớn sau:
11 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2010 được phê duyệt ao gồm 7 nội dung quan trọng: 1. Dự án Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện phổ cập giáo
dục trung học cơ sở;
2. Dự án Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa; 3. Dự án Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường;
4. Dự án Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm; 5. Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn;
6. Dự án Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm;
7. Dự án Tăng cường năng lực đào tạo nghề.
12
Tài liệu giới thiệu dự án tại http://www.pedc.org.vn/Default.asp?language
Dự án Giáo dục Tiểu học cho Trẻ em có Hoàn cảnh khó khăn(TEHCKK);
Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học (PTGV);
Chương trình Kiên cố hóa trường lớp (KCHTL); và
Chương trình Xóa đói giảm nghèo (XĐGN).
Mỗi chương trình/dự án này có những ảnh hưởng cụ thể tùy thuộc vào mục tiêu, phạm vi và đối tượng được xác định.
Bảng 16: Tỉ lệ học sinh lớp 5 học ở trường hưởng dự án trong từng Dự án
% học sinh lớp 5 học ở trường hưởng DA Vùng Dự án % HS lớp 5 TEHCKK PTGV KCHTL XĐGN Đồng bằng sông Hồng 18,3 0,6 17,8 12,0 6,6 Đông Bắc 11,4 14,9 5,2 12,7 15,9 Tây Bắc 3,8 8,7 7,0 6,1 9,5 Bắc Trung Bộ 13,7 7,3 5,4 12,4 12,8 DH Nam Trung Bộ 9,4 4,3 8,2 10,0 8,0 Tây Nguyên 8,0 17,9 7,6 8,2 10,7 Đông Nam Bộ 15,7 13,9 28,7 10,1 16,9
Đồng bằng sông Cửu Long 19,7 32,3 20,0 28,6 19,6
Số HS toàn quốc 100 100 100 100 100
Về mặt phân bố học sinh lớp 5 của các trường được hưởng từng dự
án/chương trình theo các vùng, như trong bảng đã cho thấy, 1/3 số học sinh lớp 5 hưởng dự án TEHCKK học ở những trường ở Đồng bằng sông Cửu Long, và gần 1/3 học ở các trường ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Số 1/3 còn lại trải ra khắp 5 vùng còn lại, nhưng ở Đồng bằng sông Hồng là hầu như không có. Điều này chỉ ra rằng dự án TEHCKK tập trung vào những quận huyện có hoàn cảnh khó khăn. Đối với dự án PTGV, vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ lệ hưởng dự án cao, trong khi Bắc Trung Bộ và Đông Bắc có tỉ lệ
hưởng dự án thấp. Sự phân bố đối tượng hưởng chương trình KCHTL và XĐGN
trên toàn quốc có vẻ đồng đều hơn, mặc dù cả hai chương trình đều có tập trung nhiều hơn vào vùng Tây Bắc, và ít tập trung vào Đồng bằng sông Hồng; chương
Tuy nhiên, ở một góc độ khác cho thấy so với tỷ lệ chung của cả nước thì hai khu vực thuộc miền núi phía Bắc chiếm tỷ lệ rất cao học sinh nằm trong các
trường được hỗ trợ bởi các dự án nói trên. Hơn một nửa tổng số học sinh ở Tây Bắc học ở những trường hưởng lợi từ dự án TEHCKK. Trên thực tế, Tây Bắc là vùng đối tượng hưởng dự án chính ở cả 4 chương trình/dự án. Trong mỗi chương
trình/dự án, khoảng một nửa tổng số học sinh lớp 5 học tại các trường là đối tượng hưởng chương trình/dự án.
Các đối tượng hưởng dự án TEHCKK phần lớn là những trường ở vùng sâu vùng xa và khó tiếp cận nhất. Sự phân bố các học sinh hưởng dự án PTGV trên toàn quốc là đồng đều, ngoại trừ việc tỉ lệ học sinh thành thị có trội hơn.
Đối tượng hưởng chương trình KCHTL phần lớn cũng là những trường thuộc khu vực khó khăn như Đông Bắc và Tây Bắc, mặc dù không có tỷ lệ cao như dự
án TEHCKK; trong khi đó chương trình XĐGN cũng có xu hướng tập trung
tương tự như dự án TEHCKK.
Sự phân bổ các chương trình/dự án nói trên ở các khu vực trên cả nước cho thấy sự quan tâm đến phát triển giáo dục là có trọng tâm và các nội dung khá toàn diện từ hỗ trợ trẻ em đến trường, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển giáo viên,
giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Tất cả các nội dung đề cập trong các dự án có vai trò hỗ trợ lẫn nhau nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bảng 17: Tỉ lệ học sinh lớp 5 hưởng từng dự án ở mỗi vùng (%) Tỷ lệ TEHCKK PTGV KCHTL XĐGN Vùng Dự án % % % % % Đồng bằng sông Hồng 100 0,80 25,7 23,9 7,40 Đông Bắc 100 31,2 12,1 40,8 28,6 Tây Bắc 100 54,6 49,2 58,6 51,2 Bắc Trung Bộ 100 12,7 10,4 33,2 19,1 DH Nam Trung Bộ 100 10,9 23,3 38,9 17,5 Tây Nguyên 100 53,2 25,0 37,5 27,4
Tỷ lệ TEHCKK PTGV KCHTL XĐGN
Đông Nam Bộ 100 21,1 48,5 23,5 22,2
Đồng bằng sông Cửu Long 100 39,1 27,0 53,3 20,4
Toàn quốc 100 23,8 26,5 36,6 20,5
Việc phân tích đi sâu hơn nữa khi phân tách việc tiếp cận với các chương
trình dự án phân theo khu vực trường đóng là nông thôn, thành thị hay vùng
sâu, xa dưới đây sẽ giúp cho việc nhìn nhận khả năng tiếp cận theo đối tượng thụ hưởng.
Bảng 18: Tỷ lệ học sinh lớp 5 ở các trường hưởng dự án, theo vị trí trường
đóng (%)
Dự án Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Phát triển giáo viên Vùng Sâu/xa N.thôn Th.thị Tổng Sâu/xa N.thôn Th.thị Tổng
Đông Bắc 56,9 16,7 12,3 31,2 17,6 8,80 8,70 12,1 Tây Bắc 65,4 37,2 21,7 54,6 52,1 50,4 22,5 49,2
Toàn quốc 58,0 14,2 8,8 23,8 27,0 20,4 37,9 26,5
Dự án Kiên cố hóa trường lớp Xóa đói giảm nghèo
Vùng Sâu/xa N.thôn Th.thị Tổng Sâu/xa N.thôn Th.thị Tổng
Đông Bắc 57,8 32,4 24,9 40,8 54,6 14,0 9,10 28,6 Tây Bắc 62,7 56,3 32,4 58,6 63,0 29,5 24,1 51,2
Toàn quốc 50,8 34,6 26,6 36,6 44,9 12,8 11,4 20,5
Nhìn vào bảng trên cho thấy, khu vực vùng sâu/xa của Tây Bắc có tỷ lệ
cao nhất học sinh được hưởng thụ ở bốn dự án trên 50%. Còn đối với khu vực
Đông Bắc thì chỉ có ba dự án Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Kiên cố hóa
trường lớp và Xóa đói giảm nghèo có tỷ lệ trên 50%, với dự án Phát triển giáo viên tỷ lệ chỉ đạt 17.6%.
Xét về mức độ thụ hưởng khác nhau, khảo sát cũng cho thấy sự ưu tiên
cũng giảm dần ở các khu vực có điều kiện thuận lợi hơn (nông thôn, thành thị
Bảng 19: Tỉ lệ học sinh ở từng mức điều kiện kinh tế xã hội hưởng các dự án/chương trình theo vùng Dự án TEHCKK Vùng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tất cả HS lớp 5 ĐB sông Hồng 0,7 1,2 1,1 0,5 0,9 Đông Bắc 57,0 19,5 10,3 7,0 32,1 Tây Bắc 69,0 42,7 34,2 22,8 62,1 Bắc Trung Bộ 48,1 10,7 5,8 3,8 13,3 DH Nam Trung Bộ 54,7 5,9 4,9 3,4 11,4 Tây Nguyên 66,8 60,3 54,8 43,6 58,8 Đông Nam Bộ 35,9 30,1 22,1 8,6 22,6 ĐB sông Cửu Long 60,9 42,6 33,9 28,2 41,8 Toàn quốc 55,9 25,8 15,4 9,9 25,4 Dự án PTGV Vùng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tất cả HS lớp 5 ĐB sông Hồng 34,3 28,1 25,8 32,7 28,3 Đông Bắc 19,6 9,8 9,9 8,8 13,8 Tây Bắc 59,8 41,2 50,5 35,7 56,6 Bắc Trung Bộ 15,4 11,9 10,5 10,1 11,5 DH Nam Trung Bộ 29,6 26,7 24,4 22,8 25,3 Tây Nguyên 35,3 24,6 27,2 25,3 29,4 Đông Nam Bộ 45,0 44,1 49,3 66,6 52,0 ĐB sông Cửu Long 28,3 30,1 30,5 31,2 30,0 Toàn quốc 32,6 27,7 26,7 34,7 29,6 Chương trình KCHTL Vùng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tất cả HS lớp 5 ĐB sông Hồng 27,9 25,8 24,9 29,4 26,3 Đông Bắc 63,4 33,7 25,7 29,6 43,7 Tây Bắc 71,5 55,0 53,0 42,6 67,5 Bắc Trung Bộ 67,6 35,2 31,6 21,8 36,0 DH Nam Trung Bộ 51,8 38,2 40,1 39,9 41,1 Tây Nguyên 49,6 39,9 39,5 34,0 42,4 Đông Nam Bộ 34,6 30,1 26,0 16,6 25,7 ĐB sông Cửu Long 58,1 57,4 56,2 53,5 56,7 Toàn quốc 57,3 40,0 34,4 30,2 39,6 Chương trình XĐGN Vùng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tất cả HS lớp 5 ĐB sông Hồng 12,5 10,8 9,1 4,8 8,5 Đông Bắc 51,6 22,1 13,3 9,4 30,8 Tây Bắc 68,9 39,1 38,1 22,6 62,3 Bắc Trung Bộ 46,3 18,1 16,1 8,3 19,9 DH Nam Trung Bộ 53,1 14,6 13,9 12,4 18,8
Tây Nguyên 42,4 29,4 27,6 16,0 31,7
Đông Nam Bộ 29,2 27,0 25,4 19,1 24,6
ĐB sông Cửu Long 32,5 23,1 20,3 17,0 23,3
Toàn quốc 45,2 20,9 16,7 12,2 22,6
Giữa các điểm trường (điểm chính và điểm lẻ) sự tiếp cận cũng khác nhau đối với các chương trình/dự án hỗ trợ giáo dục (xem hình bên dưới).
Hình 18: Tỷ lệ hưởng dự án/chương trình ở điểm trường phụ và điểm trường chính 28 25.1 37.3 21.4 42.2 28.4 46.6 30.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 TEHCKK PTGV KCHTL XĐGN Điểm chính Điểm lẻ
Nhìn vào hình trên có thể thấy rằng, tỷ lệ các dự án được triển khai và đầu tư vào các điểm lẻ (điểm phụ) cao hơn ở các điểm chính. Điều này cho thấy sự đầu
tư và lựa chọn đối tượng hưởng thụ phù hợp nhu cầu. Các điểm trường lẻ thường cách xa trung tâm hành chính về mặt địa lý và gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí. Theo thống kê, cả nước có 15.531 trường tiểu học nhưng có tới 40.283 điểm trường lẻ. Ở 217 huyện khó khăn nhất nước hiện
nay có 4.817 trường tiểu học với 18.055 điểm lẻ. Trung bình một trường có tới 5,5
điểm trường lẻ13. Sự quan tâm và đầu tư nói trên cho thấy sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước đối với quyền được tiếp cận với giáo dục cơ bản của người dân. Những tác động tích cực có được của các chương trình này đã giúp Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều thành tựu trong phát triển giáo dục,
đảm bảo cơ hội công bằng trong giáo dục cơ bản.
13 Theo trang thông tin điện tử Đảng Cộng sản VN
Hình 19: Mức độ bao phủ trợ cấp theo cấp học
Nguồn: An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào? Tài liệu của UNDP, 2005
Như vậy, việc phân tích thực trạng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc với các chương trình dự án phát triển giáo dục cho thấy đã có sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước đối với phát triển giáo dục bên cạnh phát triển kinh tế - xã hội. Những sự hỗ trợ nói trên có vai trò quan trọng trong việc giúp các khu vực còn khó khăn có điều kiện và cơ hội phát triển cùng với các khu vực khác. Sự hỗ trợ này cũng nhằm làm khỏa lấp sự
bất bình đẳng trong giáo dục nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung giữa các khu vực.