Nhân tố gia đình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc (Trang 72)

5. Giả thuyết nghiên cứu

3.1. Nhân tố gia đình

Quá trình phát triển của của trẻ em chịu sự chi phối bởi yếu tố gia đình. Có thể nói rằng gia đình là một môi trường ổn định, ngoài các chức năng kinh

tế, tổ chức sản xuất, duy trì nòi giống, gia đình còn có chức năng giáo dục và

định hướng giá trị cho con cái, góp phần vào việc hình thành nhân cách, các phẩm chất và kỹ năng sống [24, tr.125]. Khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cũng chịu tác động bởi yếu tố gia đình thông qua các điều kiện về vật chất, kinh tế, sự quan tâm của gia đình. Điều này không chỉ thể hiện trong cuộc sống

thường nhật, truyền thống của các dân tộc mà còn được luật hóa về vai trò và trách của gia đình đối với việc học của con cái.

Hộp 1: Quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục con cái

Điều 94. Trách nhim của gia đình

Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

(Trích: Luật Giáo dục (2005))

Trong nghiên cứu này không đi sâu vào việc tìm hiểu vai trò của gia đình

đối với vấn đề giáo dục của con cái mà chỉ nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa một số yếu tố thuộc về hoàn cảnh gia đình với việc học của con em. Các nhân tố

thuộc về hoàn cảnh gia đình được lựa chọn phân tích bao gồm các biến chủ yếu sau: đồ dùng gia đình, số bữa ăn/ngày, trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ, tham gia làm việc nhà, học sinh có góc học tập, sự quan tâm việc học của con cái, đầu tư cho con cái… Các biến kết quả phản ánh khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh được lựa chọn để phân tích gồm: kết quả học tập môn Toán và Tiếng Việt, số ngày nghỉ học, học thêm, thời gian đến trường, có đồ dùng học tập và sách vở. Sự lựa chọn các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng cho phân

tích tác động nói trên hoàn toàn căn cứ vào những cứ liệu có trong bảng hỏi

định lượng, do vậy một số yếu tố có thể là có ý nghĩa nhưng không được sử

dụng do hạn chế của việc sử dụng số liệu có sẵn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)