5. Giả thuyết nghiên cứu
1.2. Cách tiếp cận nghiên cứ u
Khi bàn về con người trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong Luận
cương VI về Feuerbach, C.Mác chỉ rõ: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Điều đó có nghĩa là cần
xem xét con người với tư cách là cá nhân trong mối quan hệ với xã hội, với
điều kiện lịch sử cụ thể và với tình hình kinh tế xã hội của thời đại, chứ không phải con người chung chung, trừu tượng, thoát ly hiện thực. Do vậy, khi vận dụng vào nghiên cứu về tiếp cận giáo dục của trẻ em cần phải quan tâm đến các hoàn cảnh điều kiện kinh tế - xã hội, các đặc trưng về quan hệ xã hội cộng
đồng cụ thể bởi nó ảnh hưởng đến mối quan hệ liên cá nhân. Việc đến trường và học tập của trẻ em đặc biệt ở lứa tuổi chưa thể tự quyết định được các hành vi của mình càng chịu ảnh hưởng bởi môi trường xã hội xung quanh nơi các
em sinh sống và học tập.
Cùng với gia đình, xã hội thì nhà trường có chức năng xã hội hóa trẻ
em và hình thành nhân cách, năng lực và tri thức hội nhập xã hội sau này. Vì thế, mức độ tiếp cận giáo dục từ bậc học thấp sẽ giúp cho các em có các điều kiện tốt hơn trong tương lai khi hòa nhập xã hội. Từ cách tiếp cận chủ nghĩa
duy vật lịch sử khi nghiên cứu vấn đề giáo dục cần nhấn mạnh và quan tâm
đến yếu tố hoàn cảnh xã hội, kinh tế, văn hóa xung quanh và có tác động đến khả năng tiếp cận giáo dục. Ví dụ, việc trẻ em có được đến trường hay không còn do khả năng chi trả học phí của gia đình, mức độ quan tâm của cha mẹ
học sinh hoặc sự sẵn có về trường, lớp ở xung quanh... Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận giáo dục. Hoặc khi tìm hiểu về
kết quả học tập của học sinh tiểu học thì nhân tố nào là có ảnh hưởng mạnh nhất. Liệu rằng khi học sinh càng ít phụ thuộc vào gia đình ví dụ như học cao
đẳng, đại họ thì các nhân tố gia đình có quan trọng không hay là các nhân tố
xã hội khác so với bậc tiểu học các em phần lớn phụ thuộc vào gia đình.
Như vậy, việc tiếp cận giáo dục của trẻ em chịu sự tác động chi phối bởi nhiều yếu tố thuộc về điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội. Một trong những nhiệm vụ của luận văn là tìm ra mối tương quan, tác động của các nhân tố đó đối với vấn đề tiếp cận giáo dục của trẻ em tiểu học ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
1.2.2. Lý thuyết cơ cấu - chức năng
Lý thuyết cơ cấu chức năng nhìn xã hội như một hệ thống hoàn cảnh
các quan hệ qua lại giữa các bộ phận, mỗi bộ phận có thể liên quan tới các bộ
phận khác. Lý thuyết xem xã hội như cơ thể con người gồm quan hệ giữa các
tổ chức, có quan khác nhau, trong đó mỗi cơ quan, tổ chức thực hiện những
chức năng nhất định của hệ thống chung giúp cho hệ thống duy trì sự ổn định. Đại diện của lý thuyết chức năng trong xã hội học phải kể đến: August Come,
Herbert Spence, Emily Durkheim, Parsons... và sau này là George Murdock Lý thuyết này hướng những phân tích của mình vào việc giải quyết vấn đề
bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội, và cho thấy hành vi của con người luôn luôn nằm trong một cấu trúc nhất định dù các cá nhân con
người đó có sự lựa chọn những ứng xử trong một tình huống cụ thể.
Vận dụng quan điểm của lý thuyết cấu trúc – chức năng vào phân tích khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở miền núi phía Bắc thể
hiện ở một số vấn đề sau:
Thứ nhất, học sinh chịu sự tác động chi phối bởi nhiều thiết chế xã hội
bao gồm: gia đình, nhà trường và xã hội. Ở mỗi thiết chế đều có những chuẩn
mực, giá trị nhằm định hướng hành động của cá nhân. Việc đi học và đến trường, tham gia học tập của học sinh đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố thuộc
không được đi học có thể do nhiều nguyên nhân. Về phía gia đình, do thiếu
nhân lực lao động vào các ngày mùa, trong khi đó trẻ em lại là một thành viên có khả năng tham gia lao động sản xuất giúp đỡ cha mẹ như tham gia cấy gặt, tham gia trông em, chăn trâu, kiếm củi... nên nếu nhận thức của gia đình về
việc học không tốt sẽ dẫn đến việc cho trẻ nghỉ học. Từ góc độ xã hội, các tập
tục của địa phương như đến tuổi phải đi tu để báo hiếu hay lập gia đình sớm
cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến việc đi học
của trẻ em. Còn đối với nhà trường, một trong những môi trường quan trọng
tham gia vào việc giáo dục và xã hội hóa của trẻ em nếu không tạo các điều
kiện thuận lợi như đồ dùng học tập, thiết bị học tập và vấn đề người dậy không đảm bảo cũng ảnh hưởng tới việc học tập và phát triển trí tuệ của học
sinh. Môi trường nhà trường phải thân thiện, tạo điều kiện cho trẻ em tham
gia vào các hoạt động vừa học, vừa chơi, tạo mối giao lưu giữa học sinh – học
sinh, học sinh và nhà trường, thầy cô mới tạo dựng được những hứng thú của
việc đi học. Các phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đang tập trung vào những vấn đề nói trên nhằm tạo cho học sinh môi trường
học tập thuận lợi nhất.
Thứ hai, các thiết chế gia đình, nhà trường, xã hội thực hiện chức năng
của mình đáp ứng nhu cầu và quyền được học tập của trẻ em. Trẻ em tham gia
vào quá trình xã hội hóa trong mối ràng buộc bởi ba tiểu hệ thống xã hội nói
trên. Như trong phần thứ nhất có đề cập, trẻ em là những thành viên trong các thiết chế xã hội. Việc đến trường học tập của trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào việc động viên, khuyến khích học tập và sự giúp đỡ của cha mẹ, người thân
và thầy cô giáo. Hơn nữa, các chính sách giáo dục như học phí, học bổng và
ưu đãi đối với các gia đình khó khăn góp phần giảm bớt các khó khăn khi đến trường. Cả ba thiết chế gia đình, nhà trường, và xã hội đều thực hiện các chức
năng, trong đó có chức năng giáo dục đối với trẻ em thông qua các công cụ và biện pháp khác nhau.
Thứ ba, sự biến đổi của xã hội kéo theo sự biến đổi giáo dục với các
yếu tố thuộc cấu trúc giáo dục: các vị thế, vai trò, các yếu tố bên trong, bên ngoài. Ở các xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, quan hệ
giữa các cá nhân, nhóm cũng khác nhau. Nếu như trước đây, việc huy động
trẻ em đến trường chỉ nhằm mục đích xóa mù chữ thì ngày nay đây chính là
việc thực hiện quyền của các em và gia đình, nhà trường và xã hội có nghĩa
vụ chăm sóc, bảo vệ và giáo dục để các em phát triển toàn diện. Những thay đổi về xã hội kéo theo những thay đổi về nhận thức và hành động.
1.2.3. Lý thuyết tương tác tượng trưng
Con người tồn tại và phát triển không tách rời các quan hệ tương tác xã hội. Lý thuyết tương tác biểu trưng trong xã hội học tập trung vào phân tích các hình thức, kiểu tương tác và quan hệ giữa các cá nhân, nhóm xã hội. Cấu
trúc của tương tác xã hội bao gồm các chuẩn mực, biểu tượng, giá trị văn hóa
xã hội và nó chi phối các hành vi của cá nhân nằm trong quan hệ tương tác đó. Đối với các trẻ em trong các trường học đều chịu sự tác động và nằm
trong các mối quan hệ tương tác có thể chia thành các loại cơ bản sau: quan hệ thày trò, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ giữa gia đình – nhà trường, quan hệ giữa nhà trường – xã hội. Mỗi kiểu quan hệ đều có những đặc trưng
nhất định và ảnh hưởng đến hành vi của trẻ em. Giáo dục là một quá trình
tương tác mà người dạy tạo ra những giá trị, những ý nghĩa và những khuôn mẫu hành vi cần thiết ở người học. Các nhà xã hội học vận dụng lý thuyết
tương tác tượng trưng vào nghiên cứu giáo dục cần trả lời các câu hỏi sau:
tương tác xã hội giữa thầy và trò tuân theo nguyên lý nào? Các khuôn mẫu
tương tác giữa thầy và trò là gì và nó biến đổi ra sao? Bên cạnh đó, cần tìm hiểu mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội. Những vấn đề như giáo dục có
đáp ứng đúng và đủ những nhu cầu của xã hội không, học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng hòa nhập với xã hội hay không đều thuộc phạm vi nghiên cứu khi sử dụng thuyết này. Các nhà nghiên cứu cần phải làm rõ mối tương
tác giữa giáo dục với các thiết chế khác như văn hóa, chính trị, kinh tế.
Một quan tâm nữa đó là mối tương tác giữa gia đình và nhà trường.
Nghiên cứu về giai đoạn xã hội hóa cá nhân cho thấy, gia đình là môi trường học tập đầu tiên mà cá nhân được tiếp xúc, lối sống của gia đình có ảnh
hưởng tới kết quả học tập của học sinh [G.Endruweit và G.Trommsdorff, 1989]. Học sinh sẽ mang những gì đã tiếp thu được, đã mã hóa được từ gia
đình vào quá trình học tập trong nhà trường. Những yếu tố đầu vào đó trở
thành những yếu tố bên trong có khả năng chọn lọc, giải thích, định hưởng và
điều chỉnh hành vi, hoạt động của mỗi học sinh khi tham gia trong nhà
trường. Điều này đòi hỏi nhà trường phải tổ chức quá trình tương tác xã hội sao cho vừa kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực mà học sinh đã mang đến
trường, đồng thời định hướng vào phát triển những yếu tố mới ở học sinh. Khi vận dụng phân tích quan hệ thầy trò trong giáo dục Việt Nam, nếu như trước đây là quan hệ “trên – dưới”, mọi hoạt động trong lớp đều do người
thầy chỉ đạo và quyết định, nhưng đến nay, mối quan hệ đó đang biến đổi theo
chiều hướng quan tâm hơn đến học sinh, coi học sinh là trung tâm trong bài giảng, vai trò của người thầy trở thành người hướng dẫn, gợi ý và điều hành các hoạt động học tập. Sự khác biệt giữa các vùng, miền và trình độ phát triển đều có ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Các hoạt động cải cách giáo dục thường được thực hiện tốt hơn ở các khu vực có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi bởi cơ hội tiếp cận thông tin, các chính sách của nhà nước tốt hơn. Một ví dụ khác về các mối quan hệ tương tác nói trên giữa nhà trường và
gia đình. Hiệu quả và chất lượng giảng dạy sẽ tốt hơn nếu như có sự tham gia
gọi là “hội đồng trường” đều có thành phần của gia đình học sinh và có quyền
tham gia vào các quyết định liên quan đến học tập của con em họ. Vậy, thực
trạng hiện nay về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình ở khu vực miền núi
phía Bắc như thế nào đều có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và học tập của
học sinh.
1.2.4. Lý thuyết xung đột (mâu thuẫn)
Phân tích mâu thuẫn xã hội giải thích giáo dục phản ánh và duy trì các mẫu bất công xã hội như thế nào [39]. Xung đột xã hội xuất phát từ sự bất công
bằng giữa các nhóm xã hội về mặt lợi ích và cơ hội phát triển. Có hai quan niệm
về công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang. Công bằng theo
chiều dọc cho rằng các cá nhân đạt được các thành tích, vị thế trong xã hội là do
năng lực và sự cố gắng của mình. Như vậy, ai có năng lực thì người đó được
nhận các kết quả tương xứng với những gì bỏ ra. Ví dụ, giáo dục đại học là thể
hiện rõ nhất về sự quan niệm công bằng này. Chỉ một số ít cá nhân xuất sắc mới
có thể vào được đại học do quá trình nỗ lực và cố gắng đạt thành tích học tập cao ở các cấp học thấp hơn.
Quan niệm công bằng theo chiều ngang thì cho rằng, công bằng trên cơ
sở các cá nhân trong xã hội phải được có cơ hội phát triển như nhau. Theo quan niệm này, sự khác nhau về giới tính, điều kiện gia đình, xã hội... giữa
các cá nhân tạo ra sự bất bình đẳng xã hội. Như vậy, việc tiếp tục đi học ở
trình độ cao học rất khó có thể xảy ra đối với những gia đình không có điều
kiện kinh tế, học vấn bố mẹ thấp hoặc hoàn cảnh gia đình, trường lớp không đạt yêu cầu.
Trong đề tài này việc phân tích khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh
tiểu học ở Miền núi phía Bắc sẽ dựa trên quan điểm công bằng xã hội theo chiều
ngang. Sự khác biệt về điều kiện sống, học tập, văn hóa, lối sống sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh cũng như ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Chương 2
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA HỌC SINH CUỐI TIỂU HỌC CÁC TỈNH
MIỀN NÚI PHÍA BẮC