3.2.2.1. Trong các nội dung quản lý nhà nước, việc đầu tiên là phải xây dựng cho được chiến lược, kế hoạch quản lý dài hạn, năm năm và hằng năm
Xây dựng chiến lược trong công tác tôn giáo của nhà nước phải xuất phát từ thực tiễn tình hình đất nước và tình tôn giáo ở trong và ngoài nước; đưa ra dự kiến, dự báo tình hình làm cơ sở xây dựng chiến lược.
3.2.2.2. Những chiến lược, kế hoạch trong lĩnh vực tôn giáo cần được nhanh chóng thể chế, xây dựng thành văn bản quy phạm pháp luật
Khi xây dựng văn bản quy phạm, cần tuân thủ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản đảm bảo cả về quy trình xây dựng, hình thức, nội dung, thẩm quyền ban hành và ngôn ngữ sử dụng. Sau một thời gian thực hiện văn bản quy phạm, cần tổ chức đánh giá, tổng kết, tiến tới nhằm bổ xung, xây dựng mới các quy phạm về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong thực tiễn của việc công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.
3.2.2.3. Văn bản quy phạm pháp đó phải được tổ chức triển khai, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tổ chức của hệ thống chính trị, trọng điểm là đội ngũ
66
cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc…
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng (tuyên truyền miệng thông qua Đài phát thanh, truyền hình, cung cấp tài liệu, tờ rơi, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật...) nội dung tuyên truyền phải bám sát đối tượng, phù hợp với từng loại đối tượng, từng đặc trưng của các vùng miền khác nhau, để có chiến lược, chính sách cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo ở các vùng miền nói riêng và cả nước nói chung.
3.2.2.4. Đổi mới hơn nữa việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với tôn giáo
Trong tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, không chỉ tổ chức áp dụng pháp luật mà rất quan trọng là, phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Quá trình thanh tra, kiểm tra phải phát hiện, trực tiếp hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về tôn giáo. Việc thanh tra, kiểm tra không chỉ áp dụng đối với các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc mà còn phải áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.
Quá trình thanh tra, kiểm tra phải kịp thời uốn nắn những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần phải xử lý theo pháp luật. Điều này khẳng định thêm một lần nữa về tầm quan trọng của quản lý nhà nước bằng pháp luật. Và chính đây cũng là thông điệp gửi đến những cá nhân hay tổ chức muốn lợi dựng tự do tín ngưỡng tôn giáo để có âm mưu diễn biến hoà bình.
3.2.2.5. Chủ động xây dựng hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về tôn giáo thống nhất, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng
Trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý phải đủ về số lượng, nhưng yêu cầu cao hơn là phải đảm bảo về chất lượng và được đào tạo cơ
67
bản. Đây nên xem là một nội dung quan trọng đặc biệt của công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hiện nay. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo, trên thực tế, nó là vấn đề không chỉ của riêng một cơ quan nào, do vậy cần xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong hệ thống thống chính trị. Chính sự kiểm soát đồng bộ của các cơ quan sẽ tạo được mối quan hệ gắn kết giữa các tôn giáo trong cùng một dân tộc.
3.2.2.6. Cần phải đấy mạnh nghiên cứu khoa học về công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cũng là một khoa học, theo đó hiện nay phải đầu tư mạnh mẽ cả về con người và cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho công tác này. Những người làm công tác tôn giáo vừa phải có nhiều kinh nghiệm và phải được đào tạo một các chuyên sâu để chính họ là cầu nối tạo sức mạnh đoàn kết giữa các tín đồ tôn giáo khác nhau trong cùng một khu vực hay cùng một địa phương …
3.2.2.7. Tăng cường quản lý của Nhà Nước và chủ động định hướng công tác đối ngoại về tôn giáo hằng năm
Thực hiện công tác đối ngoại về tôn giáo theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Định hướng công tác đối ngoại về tôn giáo, trước hết và chủ yếu là của Ban Tôn giáo chính phủ. Vậy cần:
- Tạo điều kiện cho tín đồ, chức sắc, tổ chức các tôn giáo tham gia các hoạt động quốc tế về tôn giáo và liên quan tới tôn giáo.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan đón và làm việc với các tổ chức quốc tế cũng như các cá nhân vào thăm và làm việc tại Việt Nam về các vấn đề liên quan tới tôn giáo.
Thông qua các hoạt động đối ngoại tôn giáo và hoạt động quốc tế của các tổ chức tôn giáo để khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, cũng như mọi công dân có toàn quyền lựa chọn tín ngưỡng,
68
tôn giáo mà mình tin theo, các tôn giáo hoạt động theo pháp luật, đồng thời không làm ảnh hưởng đến đời sống và đoàn kết cộng đồng, an ninh quốc gia và trật tự xã hội, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ổn định, phát triển, thân thiện và mến khách đến với bè bạn thế giới.
Với bảy nội dung nêu trên luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần phải được thực hiện đồng bộ để làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Thực hiện tốt tất cả những công việc đó cùng một thời điểm sẽ tạo nên hiệu quả cao hơn và tích cực hơn.