Thế tục hóa là quá trình thích nghi của tổ chức giáo hội các tôn giáo với những điều kiện đang thay đổi của thế giới đương đại. “Thế tục hóa” bao hàm hai ý chính: (1) “phi thần thánh hóa”; (2) tôn giáo tham gia vào những hoạt động xã hội, tiến vào thế giới hữu hình, trở lại với hiện thực cuộc sống và giải quyết những vấn đề của nhân gian. Các tôn giáo hiện nay có tính “thế tục” nhiều hơn khi chủ trương nhập thể, đi với người nghèo, đẩy mạnh hoạt động xã hội, nhưng nó cũng rất dễ bị thương mại hoá. Xu hướng thế tục hóa của tôn giáo được nhiều người chú ý.
Tính thiêng là đặc trưng của tôn giáo, nếu mất tính thiêng thì tôn giáo chẳng còn là tôn giáo nữa và con người cũng chẳng bao giờ trở lại từ giã nhu cầu về cái thiêng để trở thành con người sinh học trần trụi. Nhưng ngày nay, tính thiêng trong tôn giáo không còn “thiêng” như trước. Về mặt lý luận thần học, đã có xu hướng chuyển “thiên quốc” ở “thế giới bên kia”, sang “thiên quốc” ở ngay cõi đời này. Một nhà tiên phong của thần học thế tục cho rằng thuyết giáo về cõi sau đã không làm cho người ta hứng thú nữa, cần biến tôn giáo thành lối sống mà con người hiện đại cảm thấy thiết thực. Soka Gakkai, một hệ phái nổi tiếng của Nhật Bản đưa ra học thuyết giá trị về “lợi, thiện, mỹ” để thay thế cho “chân, thiện, mỹ”. Tức là cái mà người ta quan tâm không phải là sự thưởng phạt ở thế giới bên kia mà là luân lý đạo đức ở ngay cõi trần. “Thần học tự do thế kỷ XXI đã từng chủ trương điều hòa giữ lý tính và tín ngưỡng, giáo hội và xã hội, nó không nhấn mạnh tính siêu nhiên trong
54
giáo lý truyền thống, từ lý tính để lý giải vai trò hiện thực của Chúa. Trong công việc của giáo hội, chế độ lễ nghi và hoạt động tổ chức phái tự do trong giáo hội truyền thống Tân giáo cũng tiến hành một số điều chỉnh để thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Ngay như một số tôn giáo vốn có hệ thống giáo lý đồ sộ, giáo luật nghiêm ngặt, tổ chức chặt chẽ, và do đó đã tạo nên tiềm tin ăn sâu vào đời sống tinh thần của tín đồ từ hàng ngàn năm, thì ngày nay đã không còn mang tính toàn vẹn, tuyệt đối như xưa nữa. Trong Công giáo, không ít người chểnh mảng, thờ ơ với việc học giáo lý, những phép như: phép giải tội, phép hôn phối,... ngày càng mang ý nghĩa sinh hoạt đời thường hơn là ý nghĩa thiêng liêng tôn giáo. Trong một bộ phận tín đồ, việc tham gia sinh hoạt tôn giáo không phải chỉ do niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, mà còn do thói quen, một tập tục truyền thống của gia đình. Ngay cả người muốn giữ niềm tin tôn giáo thì niềm tin ấy cũng không theo một tôn giáo nào triệt để. Khuynh hướng chung của con người hôm nay là quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu ở thế giới hiện hữu, thậm chí vượt qua cả những quy định, đôi khi rất ngặt nghèo của giáo hội các tôn giáo.
Trong xu hướng thế tục hóa tôn giáo, cũng cần cảnh giác trước xu hướng chính trị hóa khi có thế lực chính trị lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo, như âm mưu diễn biến hòa bình, mê tín dị đoan...
Trong xu hướng thế tục hóa tôn giáo còn xuất hiện xu hướng thương mại hóa, thực dụng, tôn sùng vật chất thái quá. Nhiều khi với sự sùng bái tôn giáo mù quáng đã làm cho nhiều người rơi vào vòng lao lý hay vi phạm pháp luật, đi ngược lại vẻ tôn nghiêm vốn có của các tôn giáo hiện hành. Có nơi lập tôn giáo thờ anh hùng dân tộc. Có người, như trường hợp Lưu Văn Ty ở Hà Tĩnh lập ra thứ đạo lạ mà ai nhập đạo phải khoả thân nhảy múa điên loạn cả đêm. Lại có trường hợp do không có công ăn việc làm mà lập đạo để kiếm tiền, như Trần Thị Ngư ở Đồng Nai, sau mấy năm đã chiếm được 127,7 lạng
55
vàng và 165 triệu đồng của tín đồ. Bà ta khai với nhà chức trách: Tôi nhảy tưng tưng, nói huyên thiên chứ có biết bùa phép gì đâu. Rồi ở Tây Bắc vừa qua, người ta cũng loan báo, ngày 21/5/2011, Đức Giêsu sẽ xuống thế lần cuối để đưa con cái lên trời trước khi huỷ diệt thế giới…
Hiện đại hóa xã hội tất yếu đưa lại hiện đại hóa tôn giáo. Hiện đại hóa tôn giáo là những chuyển biến của tôn giáo thích ứng đối với tiến trình dân chủ và hiện đại hóa xã hội. Mặc dù sự chuyển mình “hiện đại hóa” của tôn giáo là một quá trình lâu dài và phức tạp, song xu hướng “hiện đại” này đã rất rõ trong các nước phát triển, còn ở nước ta cũng đã bắt đầu.
Trước hết, tôn giáo đã tiếp cận với sự phát triển của xã hội hiện đại, trong khi tôn giáo tiến hành cải cách nhằm xóa bỏ dần những yếu tố lạc hậu thì đồng thời cũng tìm cách thích ứng với khái niệm giá trị mới. Ngày nay, phần lớn các tôn giáo đã và đang xóa bỏ dần tính độc đoán, chuyên chế thần quyền của thời phong kiến làm cho tôn giáo có tính “dân chủ” hơn, “thông thoáng” hơn. Ở Hoa Kỳ: “Những người đề cao nhu cầu tâm linh và tích cực tìm kiếm nó, nhưng thấy mình không phù hợp với tôn giáo nào nữa. Họ tự xem mình là con người tâm linh, nhưng ở bên ngoài các giáo hội cơ chế và các tổ chức tôn giáo... Số người Mỹ có tín ngưỡng nhưng không vào tôn giáo nào đã tăng gấp đôi trong thập niên qua, và lên tới con số 29 triệu người” [15, tr.49].
Về mặt quan hệ tôn giáo với khoa học, từ thái độ thù địch với tiến bộ khoa học kỹ thuật, tôn giáo bắt đầu có thái độ thừa nhận sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại cùng những thành quả của nó. Trước những tiến bộ hàng ngày của khoa học kỹ thuật, tôn giáo không ngăn cản, cấm đoán, mà tích cực theo dõi, quan sát, chủ động đối thoại và còn lợi dụng những thành quả khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tin học,... để phục vụ cho sự phát triển của tôn giáo. Như vậy, trên mức độ nhất định, trong tiến trình toàn cầu hóa, tôn giáo cùng hòa vào và thúc đẩy “hiện đại hóa” phát triển, đồng thời đã tham dự vào quá trình chuyển biến của bản thân, từ tính phủ định sang tính khẳng định, từ ngăn cản sang lợi dụng thành tựu khoa học kỹ thuật.
56