Cùng với xu hướng “trở về nguồn” có cả xu

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 62)

tín ngưỡng truyền thống và văn hóa dân tộc

Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, có lực lượng chính trị xã hội đang có ý đồ lợi dụng tôn giáo để đạt được tham vọng xâm lăng văn hóa. Một số dân tộc, trong đó có Việt Nam, đang ra sức giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mình qua hình thức tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống.

Nghị quyết TW 5, khóa VIII, là dấu mốc đầu tiên của Đảng ta nêu về văn hóa theo nghĩa rộng, vừa có tính định hướng chiến lược, vừa giải quyết những vấn đề cấp bách. Văn hóa được đề cập ở Nghị quyết này có tính bao quát đời sống tinh thần xã hội nói chung, bao gồm những lĩnh vực lớn: tư

57

tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo,... trong đó có nêu chính sách văn hóa tôn giáo.

Trong thế giới đương đại, việc tôn sùng hoặc bài bác văn hóa phương Tây đều nguy hại: “Sự sùng bái của các nền văn hóa phi phương Tây - theo tôn giáo (như chủ nghĩa Hồi giáo chính thống), theo vùng (như sự tôn vinh những giá trị Châu Á), hoặc văn hóa (như sự tôn vinh những đạo lý Khổng Tử) như đổ thêm dầu vào ngọn lửa đối địch với phương Tây. Trong toàn cầu hóa, một số dân tộc muốn giữ bản sắc dân tộc mình, đã phải ra sức giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc qua hình thức tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống mới có thể có đề kháng để chống lại sự suy vong của văn hóa dân tộc. Các tôn giáo truyền thống đang gặp không ít khó khăn khi mà văn hóa ngoại lai lan tràn, thẩm thấu vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội và tư tưởng con người.

Vì vậy, các tôn giáo ở nước ta một mặt đang có xu hướng cải cách, tự đổi mới; mặt khác, cũng đang trở về với phong tục, truyền thống, lễ hội, tín ngưỡng dân gian. Thờ cúng Tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân; thờ Mẫu, thờ thành hoàng, tín ngưỡng phồn thực, hiện tượng quy tụ phần mộ, xây sửa nhà thờ họ,... gần đây là hiện tượng trở lại nguồn của văn hóa tâm linh trong cộng đồng dân tộc, để không đánh mất mình trước xu hướng toàn cầu hóa. Xu hướng dân tộc hóa tôn giáo trước kia thường chỉ diễn ra ở các nước có sự thâm nhập, bành trướng bởi tôn giáo ngoại lai, thì nay đã lan rộng sang nhiều nước.

Tin lành du nhập vào cộng đồng dân tộc thiểu số, không thể phủ nhận những mặt tích cực do nó đem lại, nhưng cũng đã dẫn đến hệ lụy làm suy thoái và lụi tàn văn hóa, tín ngưỡng truyền thống. Đó là, hiện tượng phá bỏ bàn thờ ông bà, bán cả nhạc cụ, vật thiêng truyền thống, thậm chí những gì được coi là bản sắc văn hóa dân tộc bị quy là “lạc hậu”, “bảo thủ”,... Hiện tượng quay lưng với truyền thống văn hóa dân tộc, báng bổ tổ tiên để đón nhận “tôn giáo mới” du nhập được coi là “mới mẻ”, “văn minh” hơn, là cái giá đáng phải trả về sự băng hoại của bản sắc dân tộc. Phật giáo đã từng là

58

chỗ dựa tinh thần chủ yếu chi phối cả xã hội như các triều đại Lý - Trần; góp phần làm cho “quốc thái dân an”, nhiều triều đại thịnh trị, đất nước hùng cường và lòng dân đồng thuận. Nhưng Phật giáo nay cũng có hiện tượng tư tưởng thực dụng và hưởng lạc của tầng lớp tu sĩ; hoạt động tôn giáo lai tạp, pha trộn với mê tín dị đoan; lòng tin hướng thiện cao siêu đã bị dung tục hóa… Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sức công phá đối với văn hóa truyền thống ở mức độ quyết liệt và quy mô lớn lao hơn nhiều so với các thời kỳ lịch sử trước đây.

Sự hẫng hụt trong tư tưởng, sự đứt đoạn trong tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống sẽ tạo cơ hội cho sự du nhập tôn giáo ngoại lai, xuất hiện “tôn giáo mới”.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)