Kiến nghị đối với công tác tôn giáo của Đảng

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 65)

3.2.1.1. Các cơ quan chức năng của Đảng ở Trung ương cần xây dựng nội dung cụ thể của chủ trương: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng”

Đây là một tư tưởng - nhiệm vụ rất to lớn đối với lĩnh vực tôn giáo mà Đảng ta đã đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, năm 2011. Việc Đảng lãnh đạo xã hội đưa ra quan điểm, chủ trương định hướng là rất quan trọng, có một ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của một lĩnh vực nào đó. Song kinh nghiệm công tác tôn giáo các năm qua cho thấy, nó cần được cụ thể hóa bằng một nội dung xác định, làm cơ sở cho mọi cấp, ngành, địa phương triển khai và quán triệt theo chức năng của mình. Việc này còn góp phần nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác tôn giáo của Đảng, vốn được đánh giá là chưa đáp ứng với tầm lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, Mặt trận

60

Tổ quốc cũng như các đoàn thể chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị nước ta hiện nay.

3.2.1.2. Trung ương Đảng có quy định, cơ chế tăng cường cho công tác xây dựng hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở, tập trung vào vấn đề bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo

Việc xây dựng hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác tôn giáo của hệ thống chính trị cũng đã được các cấp ủy đảng quan tâm và triển khai, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, cả bộ máy cũng như con người làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị vẫn còn qua bất cập với yêu cầu, nhiệm vụ và chưa bắt kịp với những biến đổi của đời sống tôn giáo thế giới và nước nhà. Nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo nảy sinh và được giải quyết ở nhiều địa bàn trong cả nước trong thời gian qua đã chứng tỏ về điều đó.

Đối với hệ thống chính trị cấp cơ sở, địa bàn đầu tiên và cuối cùng nảy sinh các hoạt động tôn giáo, đến nay, mặc dù nhiều nơi đã làm tốt nhiệm vụ công tác tôn giáo, song cũng còn không ít địa phương, hệ thống chính trị tỏ ra yếu kém. Xây dựng hệ thống chính trị là một nhiệm vụ quan trọng, có tính sống còn của Đảng, do vậy việc này Đảng không chỉ tiếp tục triển khai mà quan trọng hơn là đổi mới nhận thức, quan điểm và phương thức lãnh đạo việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở hiện nay và sắp tới.

3.2.1.3. Trung ương Đảng cần định hướng cho toàn hệ thống chính trị xây dựng một hệ thống các nguyên tắc của quá trình thực hiện chính sách tôn giáo

Về hệ thống các nguyên tắc này, chúng tôi thấy trước mắt nên tập trung vào các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc không phân biệt đổi xử: tất cả các hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải bị phản đối. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử thể hiện ở bất kỳ hình thức nào, ngăn cản, hạn chế hay thành kiến về tôn giáo hoặc tín ngưỡng, nhằm loại bỏ hay làm tổn hại đến việc công

61

nhận và thực hiện quyền đó trên cơ sở công bằng. Cộng đồng quốc tế thừa nhận rằng cần phải ủng hộ sự hiểu biết, khoan dung và sự tôn trọng tôn giáo khi giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, theo đó, Đảng cần có quy định, áp dụng những biện pháp ngăn chặn và loại bỏ sự phân biệt đối xử về tín ngưỡng trong nước.

- Nguyên tắc thượng tôn pháp luật: tất cả các quốc gia có chủ quyền cần phải thực thi và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thông qua các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác. Việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được vi phạm pháp luật và làm tổn hại tới lợi ích công cộng, các quyền và tự do cơ bản của những người khác. Theo đó, một mặt, Đảng chỉ đạo ban hành hay hủy bỏ các luật về tôn giáo phù hợp hơn với tình hình hiện nay, mặt khác, yêu cầu mọi cá nhân phải tuân thủ những quy định của pháp luật nhằm mục đích giữ gìn an ninh, trật tự công cộng, đạo đức xã hội hoặc tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của những người khác, không đặt lợi ích, giáo luật tôn giáo cao hơn lợi ích dân tộc và pháp luật.

- Nguyên tắc tăng cường đối thoại: cần phải khuyến khích sự khoan dung tín ngưỡng, tôn giáo thay thế cho tình trạng đơn phương, độc thoại, thậm chí đối đầu, bằng việc tăng cường đối thoại tôn giáo, nhằm thúc đẩy tình người thân thiện, đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước. Cho đến nay, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa chính trị cầm quyền với các tổ chức tôn giáo vẫn còn tỏ ra rất hạn chế từ phương diện chủ thể lãnh đạo quản lý xã hội, vì thế cần áp dụng, tiến hành ngay nguyên tắc này.

- Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác: không được sử dụng tôn giáo như một công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác là một nguyên tắc tối quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện nay. Nguyên tắc này, đối với Đảng ta nên chú trọng và có giải pháp, cả chính sách và trên thực tiễn, nhằm phản đối việc xúi giục sự thù địch giữa các dân tộc, giữa các quốc gia, hay can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác với lý do có sự kỳ thị về tín ngưỡng tôn giáo. Đấu tranh đòi hỏi cộng đồng

62

quốc tế cần phải tôn trọng và xem xét toàn bộ việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở mỗi quốc gia trên cùng một tiêu chuẩn, với một thái độ khách quan, bình đẳng và công bằng.

3.2.1.4. Đảng cần bổ sung một quan điểm chính sách đối với công tác tôn giáo, đó là: Phải đặt vị trí, vai trò của tôn giáo thuộc về lĩnh vực văn hoá, phải xây dựng chính sách văn hóa đối với tôn giáo

Tôn giáo là văn hóa, tư tưởng này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ mấy mươi năm trước đây và sau này, đã được UNESSCO khẳng định. Tiếp đến, trong Văn kiện Đảng ta có không dưới một lần nêu ra và đòi hỏi phải xây dựng chính sách văn hóa đối với tôn giáo (Trung ương Năm, khóa VIII). Song tất cả hầu như chưa và không được thể hiện trong cuộc đời.

Nội dung tôn giáo của một dân tộc có tác động qua lại đến nội dung và hình thức các loại hình văn hoá khác của dân tộc, nhất là các loại hình văn hoá phi vật thể, đến lối sống, thế ứng xử, phong tục tập quán, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, hội hoạ… Một tôn giáo ngoại sinh buộc phải hội nhập, làm giàu thêm văn hoá dân tộc, phải chịu tác động ngược lại của nền văn hoá dân tộc. Nếu không, cho dù có tồn tại, vẫn sẽ chỉ là một vật lạ không hơn không kém. Thực tiễn cho thấy, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo qua thời gian đã mang đậm sắc thái Việt Nam, trở thành một bộ phận của nền văn hoá truyền thống Việt Nam. Nó đã là yếu tố không thể thiếu trong đời sống tôn giáo và thường ngày của dân tộc Việt Nam. Gần đây, đạo Kitô, nhất là bộ phận Công giáo cũng có xu thế hội nhập văn hoá dân tộc, muốn tạo nên một dòng văn hoá Công giáo trong lòng văn hoá truyền thống Việt Nam, điều mà các tôn giáo ngoại nhập kể trên đã thực hiện được.

Thông thường, trong xã hội tiền công nghiệp, các chức sắc tôn giáo và những người có tri thức, am hiểu không chỉ những tri thức trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mà còn hiểu rộng nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. Họ là người được xã hội tôn trọng. Những chức sắc tôn giáo thường không chỉ nắm thần quyền, mà còn là chỗ dựa của người dân khi tìm hiểu những vấn

63

đề xã hội. Họ thường là những người thông hiểu luật tục, văn hoá nhất là văn học, nghệ thuật, thiên văn, địa lý và về y học. Các ông mo, then, tào, trên miền ngược hay các sư, vãi các chùa làng xưa đều am hiểu các tri thức trên. Chùa làng thường là nơi các nhà sư bốc thuốc cho dân hay xem mồ mả, phong thuỷ, địa lý.

Những hoạt động tôn giáo thường không bó hẹp trong việc hành lễ, giảng đạo, mà thường kèm theo các hoạt động văn hoá nghệ thuật, các trò chơi, biểu diễn, nhằm thu hút quần chúng và làm nhộn nhịp các hoạt động tôn giáo. Một hội làng, một buổi lên chùa, một chuyến hành hương, một rước lễ tôn giáo là một phức hợp văn hoá, vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính thế tục. Đó là chưa kể trong bản thân nội dung giáo lý các tôn giáo chứa đựng những lời khuyên răn mang tính đạo đức, những phép thử, những lối sống, những quy tắc trong hôn nhân, tang tế. Người dân tiếp nhận, đã chuyển hoá tất cả theo tâm thức của bản thân, hay nói đúng hơn theo lối bình dân, để chúng trở thành một triết lý sống, một hành vi mang tính xã hội.

Tất cả những điều trên đã tạo nên một trường văn hoá tôn giáo ảnh hưởng đến cộng đồng dân tộc. Vậy nên, khi xưa, tâm hồn dân tộc Việt Nam đượm mầu sắc của tam giáo, Nho, Phật, Đạo. Những khái niệm triết lý cao siêu của ba tôn giáo đã đi sâu vào lòng người, không dễ gì xoá bỏ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã khéo léo sử dụng những điều các bậc thánh hiền đã dạy, thay đổi để thích nghi với thời đại, với cách mạng. Sang đến thời công nghiệp, khi vai trò tôn giáo đã bị thu hẹp lại không còn ảnh hưởng đến mọi hoạt động xã hội, thì ta vẫn thấy về phương diện văn hoá, tác động của tôn giáo vẫn còn đáng kể. Muốn khai thác những cái hay, cái đẹp của tôn giáo, không gì rõ rệt hơn là trên phương diện văn hoá. Muốn các tôn giáo hội nhập vào văn hóa dân tộc, thì tín đồ các tôn giáo, như Nguyễn Khắc Dương đã nói với người Công giáo “làm thế nào cho tâm hồn người Công giáo Việt Nam thấm nhuần cái hồn, cái thần của nền văn hoá Việt Nam trong chiều kích sâu xa của tâm linh”. Vậy nên, phải chăng những người chủ chiên, cũng như các

64

vị trụ trì các tôn giáo khác phải thấm nhuần văn hoá dân tộc, phải chăng trong lời giảng phải có nội dung khơi dậy ý thức là người Việt Nam.

Hoạt động tôn giáo nước ta vẫn còn nặng về lễ thức, nhẹ về giáo lý, lãng phí tiền bạc, thời gian, dễ rơi vào chỗ mê tín, hủ tục và đó là phản văn hóa, gây lo lắng cho mọi người. Làm trong sạch lành mạnh hoá các hoạt động tôn giáo là việc làm của toàn Đảng, toàn dân. Đó là một việc làm lâu dài cần thuyết phục bằng phương pháp giáo dục, đôi khi cũng phải bằng luật pháp. Với hành vi mê tín, hủ tục cần sự kiên trì giáo dục với những biện pháp mềm dẻo. Khi xã hội công nghiệp trở thành hiện thực, nhịp độ cuộc sống gia tăng, thời gian được tiết kiệm, tiền tài được chi phí hợp lý, nhất là khi dân trí được nâng cao thì những tệ nạn, hủ tục dần dần được người dân tự giác bỏ.

Những hoạt động có tính lợi dụng tôn giáo vì động cơ cá nhân, vì mục đích kinh tế; thậm chí, vì mục đích chính trị, vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Đó là những hoạt động cần tránh.

Vậy các hoạt động tôn giáo về cơ bản mang tính văn hoá, nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng hoạt động phản văn hóa, do sự cuồng tín của quần chúng tín đồ và việc gắn kết những hoạt động văn hoá, xã hội của các tổ chức tôn giáo vào những tham vọng chính trị.

Cuối cùng, muốn giải quyết vấn đề tôn giáo dưới góc độ văn hoá, thì giáo dục đóng một vai trò quan trọng. Như vậy, với trình độ hiểu biết về tôn giáo, người dân mới có được một thái độ đúng đắn trong thái độ ứng xử của mình với tôn giáo, tìm thấy ở tôn giáo những điều cần thiết, hướng thiện và cũng xa lánh được những biểu hiện tiêu cực trong đời sống tôn giáo, đặc biệt là những điều mê tín, hủ tục, những hiện tượng tôn giáo có tính chất phản văn hoá.

Đồng thời cũng phải trang bị cho các chức sắc, các tín đồ tôn giáo những tri thức về lịch sử, văn hoá Việt Nam, giáo dục cho dòng họ lòng yêu quê hương, đất nước, có một tâm hồn Việt Nam và đó là một điều không thể bỏ qua.

65

Như vậy, hiện nay đòi hỏi những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo phải luôn được cụ thể hóa sao cho phù hợp, để góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói những nỗ lực đổi mới trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1991 đến nay và đặc biệt trong những năm gần đây là hết sức nhạy bén, kịp thời và hệ thống, toàn diện. Điều này không chỉ là cơ sở lý luận sâu sắc, đúng đắn cho Đảng ta xây dựng chính sách và hoàn thiện chính sách về tôn giáo mà còn tạo nên niềm tin sâu sắc cho quần chúng nhân dân theo các tôn giáo và cho các tổ chức tôn giáo. Uy tín và năng lực lãnh đạo, tầm vóc lãnh đạo của Đảng Cộng sản do đó ngày càng được nâng cao đối với quần chúng nhân dân trong nước, khu vực và trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)