Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nộ

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 64)

D, Sản phẩm bảo lãnh

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nộ

+) Cần tạo điều kiện để Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm, phù hợp với quy mô, đặc điểm của Chi nhánh, hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án lớn…nhằm phát huy vai trò của Chi nhánh.

+) Trang bị thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, các phần mềm ứng dụng tiên tiến cho Chi nhánh nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+) Tổ chức kịp thời giải quyết các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như: phê duyệt mức cho vay vượt quyền phán quyết…

+) Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, theo cơ chế cạnh tranh linh hoạt trên cơ sở Trung ương quy định lãi suất điều hòa vốn cho Chi nhánh được quyền quy định lãi suất trên địa bàn.

+) Có chiến lược dài hạn hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ nhân viên nhất là các cán bộ ở Chi nhánh, phòng giao dịch ở các cụm đông dân cư cho tương xứng với nhiệm vụ được giao, để sớm hội nhập với các Ngân hàng khu vực và thế giới. Bởi thực tế đã chứng minh hiệu quả sức cạnh tranh của một Ngân hàng luôn là bản chất tiềm tàng trong mỗi cán bộ nhân viên của Ngân hàng đó nên đi đôi với việc sắp xếp, bố trí lao động hợp lý cần mạnh dạn giao việc cho

cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ, có phẩm chất tốt để rèn luyện và thử thách. Từ đó tạo cơ sở đề bạt vào các cương vị nặng nề hơn trong tương lai.

+) Thường xuyên cử ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội xuống kiểm tra, giúp Chi nhánh phát hiện sai sót trong nghiệp vụ để sửa chữa uốn nắn kịp thời nhằm đưa hoạt động đi vào nề nếp, tránh làm ảnh hưởng đến doanh thu chung và uy tín của Ngân hàng.

+) Phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin rủi ro, thông tin tín dụng nhằm ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, giúp các Chi nhánh phòng ngừa rủi ro tốt nhất.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước chuyển nhanh sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động của NHTM nói chung có nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp về sử dụng vốn là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đảm bảo an toàn về vốn tạo điều kiện cho Chi nhánh tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế thời mở cửa. Để có vốn sử dụng thì huy động vốn là biện pháp rất quan trọng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó quy mô và cấu trúc nguồn vốn là cơ sở để đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời của Ngân hàng. Vì vậy đòi hỏi các NHTM nói riêng và hệ thống Ngân hàng ở nước ta nói chung phải không ngừng đổi mới về hoạt động, đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phát huy tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Ngoài ra sự hỗ trợ từ Nhà nước là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển của Ngân hàng.

Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Hà Nội, trong thời gian qua đã có những kết quả đáng chú ý về huy động vốn mặc dù vẫn có một số mặt chưa tốt như cân đối giữa nội tệ và ngoại tệ, ngắn hạn và trung dài hạn làm ảnh hưởng đến thành tích chung của toàn Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội. Do đó toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh phải nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ về mọi mặt, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhà nước giao phó.

Và bài chuyên đề của em đã kết hợp nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn, phân tích, so sánh,…để làm rõ các nội dung cơ bản sau đây:

+) Đã hệ thống những vấn đề có tính chất lý luận về vốn và khả năng huy động vốn của NHTM.

+) Khái quát tình hình kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở phân tích thực trạng công tác huy động vốn, chuyên đề đã rút ra một số tồn tại và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh.

+) Đưa ra các giải pháp và kiến nghị với ngành cũng như với Nhà nước.

Hoàn thành chuyên đề này em hy vọng có thể góp một phần nào đó vào việc tìm ra một hướng đi đúng đắn cho hoạt động huy động vốn nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Nhưng đây là một đề tài rộng và phức tạp trong khi thời gian nghiên cứu tìm

hiểu thực tế ngắn cộng với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy kính mong thầy cô và các cán bộ trong Chi nhánh góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng Kế toán nói riêng và các anh chị trong ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Hà Nội nói chung, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS.Trần Đăng Khâm, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w