0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nguồn vốn của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 34 -34 )

D, Sản phẩm bảo lãnh

G, Các sản phẩm dịch vụ khác

2.2.1. Nguồn vốn của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nộ

Ngân hàng hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động do vậy hoạt động huy động vốn luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu. Chi nhánh Hà Nội với vị trí thuận lợi, trong khu dân cư và thuộc trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước, nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động, nền

kinh tế đang phát triển mạnh cùng với việc Ngân hàng chủ động trong việc nâng cao các chính sách huy động và dịch vụ, đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, Chi nhánh đã có những thành tựu đáng kể trong công tác huy động vốn của mình.

Bảng 2.2 : Tỷ lệ vốn huy động trong tổng nguồn vốn qua 4 năm của Chi nhánh

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng/giảm Năm 2010 Tăng/giảm Năm 2011 Tăng/giảm

Tổng nguồn

vốn 274646.15 1209014.5 +934368.35 1965524.86 +756510.36 2790118.32 +824593.46 Vốn huy

động 208065.90 984366.46 +776300.56 1903837.95 +919471.49 2731138.56 +827300.61

Tỷ lệ % 75,76% 81,42% 96,86% 97,89%

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của Chi nhánh năm 2008, 2009, 2010 và 2011 )

Qua bảng trên ta thấy so với tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh thì lượng vốn huy động của Chi nhánh ngày càng tăng. Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm 2009 là 81,42%, tăng 373,1% so với năm 2008, năm 2010 là 96,86%, tăng 93,41% so với năm 2009. Sang năm 2011 tăng 827300.61 triệu đồng tương đương 43,45% và chiếm tỷ trọng 97,89% trong tổng nguồn vốn.

Nhìn vào mặt bằng chung thì lượng vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng giảm tổng nguồn vốn và vốn huy động qua các năm về sau có xu hướng giảm mặc dù tỷ lệ của vốn huy động so với tổng nguồn vốn vẫn tăng đều đặn. Ví dụ như nguồn vốn huy động năm 2009 tăng 776300.56 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 919471,49 triệu đồng so với năm 2009 song sang năm 2011 thì mức tăng so với 2010 lại nhỏ hơn khi so sánh với mức tăng của năm 2010 với năm 2009, chỉ có 827300.61 triệu đồng. Nguyên nhân là từ năm 2010-2011 khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước và thế giới.

Nhưng Chi nhánh đã thực hiện rất thành công công tác và chính sách huy động vốn thu hút được nhiều nguồn khác nhau giúp Chi nhánh có vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình và khẳng định huy động vốn là nguồn quan trọng bậc nhất cho hoạt động của Chi nhánh, điều này đã được thể hiện rõ thông qua mức huy động vốn của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh trong 4 năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TGTK của dân cư 95979.91 46,13% 412512.62 41,91% 1165378.04 61,21% 1581650.35 57,91% Tiền gửi của TCKT 50085.997 24,07% 241853.838 24,57% 738212.36 38,77% 1108231.199 40,58% Tiền gửi của các TCTD khác 62000 29,80% 330000 33,52% 247.553 0,02% 41257.012 1,51% Tổng 208065.90 100% 984366.46 100% 1903837.95 100% 2731138.56 100%

Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của Chi nhánh năm 2008, 2009, 2010 và 2011 )

Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của Chi nhánh năm 2008, 2009, 2010 và 2011 )

Quan sát bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 cho thấy hiện nay Chi nhánh đang huy động vốn chủ yếu từ các nguồn: tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân., tốc độ tăng trưởng của 3 chỉ tiêu không ổn định, biến động mạnh nhất phải kể đến tiền gửi của các TCTD khác. Dưới đây em sẽ đi phân tích cụ thể từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động:

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 34 -34 )

×