Tiền gửi của dân cư và các TCKT

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 36)

D, Sản phẩm bảo lãnh

G, Các sản phẩm dịch vụ khác

2.2.1.1. Tiền gửi của dân cư và các TCKT

TGTK của dân cư là hình thức huy động truyền thống của các Ngân hàng, là nguồn lớn nhất trên thị trường tiền tệ nhàn rỗi (thường từ 65-70%) đặc biệt là nguồn

tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng cao bởi chính dân cư mới là chủ thể tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế sản xuất đa dạng, ngoài “của ăn” dân còn tích lũy được “của để” do đó sự biến động của nguồn vốn này có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của Ngân hàng.

Đối với tiền gửi của các TCKT thì đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực. Quan hệ giữa Ngân hàng và các TCKT chủ yếu là quan hệ thanh toán qua Ngân hàng và quan hệ vay vốn, như ta đã biết bài toán cơ bản của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận nhưng việc gửi tiền vào Ngân hàng không hoàn toàn vì mục đích hưởng lãi bởi cái họ quan tâm là “dịch vụ thanh toán” đồng thời nguồn vốn bao giờ cũng là tiền đề khởi sự, mở rộng kinh doanh nên thiết lập quan hệ giao dịch, quan hệ tiền tệ tín dụng và thanh toán với Ngân hàng là mang tính tất yếu phù hợp với sự phát triển kinh tế của xã hội.

Hiện nay Chi nhánh huy động tiền gửi tiết kiệm cả bằng VNĐ và ngoại tệ dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Để đạt được kết quả tốt nhất Chi nhánh còn đưa ra mức lãi suất hợp lý và thực hiện các biện pháp để khai thác tối đa nguồn vốn này như: thủ tục gửi tiền đơn giản, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, không ngừng đổi mới phong cách giao dịch…

Bảng 2.4: Biến động tiền gửi tiết kiệm của dân cư và các TCKT của Chi nhánh

Năm

Tiêu chí Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

TGTK của dân cư 95979.91 412512.62 1165378.04 1581650.35 - Không kỳ hạn 4539.85 32340.99 117237.03 231711.78 - Có kỳ hạn 91440.06 380171.63 1048141.01 1349938.57 + Kỳ hạn > 12 tháng 66138.60 298396.71 830127.68 1103574.78 + Kỳ hạn < 12 tháng 25301.46 81774.92 218013.33 246363.79 Biến động TGTK

của dân cư

0 316532.71 752865.42 416272.31

% biến động 0 329,79% 182,51% 35,72%

Tiền gửi của TCKT 50085.997 241853.838 738212.36 1108231.199 - Không kỳ hạn 44796.92 220135.36 655163.47 987766.47 - Có kỳ hạn 5289.077 21718.478 83048.89 120464.729 Biến động 0 191767.841 496358.522 370018.839 % biến động 0 382,88% 205,23% 50,12% Tổng TGTK 146065.907 654366.458 1903590.400 2689881.549

( Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của Chi nhánh năm 2008, 2009, 2010 và 2011)

Quan sát bảng số liệu cho thấy cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, bộ phận tiền gửi của Chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm. TGTK của dân cư luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nhưng có xu hướng giảm ở tỷ lệ % so với tiền gửi của TCKT, cụ thể từ năm 2009 tăng 316532.71 triệu đồng (tăng 329,79%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 752865.42 triệu đồng (tăng 182,51%) so với năm 2009 như vậy % biến động đã giảm xuống, điển hình năm 2011 thì % biến động của nguồn này giảm chỉ còn 35,72% so với cùng kỳ năm 2010. Dù sao đó vẫn là một sự tăng trưởng vượt bậc của Chi nhánh về huy động tiền gửi tiết kiệm, TGTK với kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao do đó ta thấy TGTK của dân cư có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng TGTK có kỳ hạn của dân cư. Tình hình này được thể hiện rõ qua biểu đồ 5 dưới đây:

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu kỳ hạn vốn TGTK của dân cư

( Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của Chi nhánh năm 2008, 2009, 2010 và 2011)

Tình hình huy động vốn TGTK của dân cư tại Chi nhánh chủ yếu nghiêng về tiền gửi có kỳ hạn do Chi nhánh nằm tại khu vực trung tâm của thành phố, dân cư có thu nhập cao, nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định để Chi nhánh chủ động sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình mà không lo lắng nhiều đến việc rút tiền của khách hàng khi chưa đến hạn, khả năng thu được lợi nhuận của Chi nhánh sẽ cao hơn.

Tiền gửi của TCKT cũng có xu hướng tăng trong 4 năm qua nhưng % biến động của nó đồng thời cũng giảm, năm 2009 tăng 191767.841 triệu đồng (tăng 382,88%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 496358.522 triệu đồng (tăng 205,23%) so với năm 2009 như vậy % biến động đã giảm xuống, năm 2011 thì % biến động của nguồn này giảm nhiều hơn chỉ còn 50,12% so với cùng kỳ năm 2010. Xét chi tiết thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm phần lớn tiền gửi của TCKT và tốc độ tăng không ổn định, từ năm 2008 đến 2009 là tăng từ 89,44% lên 91,02% nhưng đến năm 2010, nó lại giảm xuống còn 88,75%, đặc biệt năm 2011 tốc độ tăng trở lại chiếm 89,13%. Như ta đã biết mục đích chính gửi tiền của TCKT là để thực hiện các khoản thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của họ, do đó TCKT thường gửi tiền không kỳ hạn để có thể rút ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản khi có nhu cầu. Tiền gửi của TCKT thực sự là nguồn vốn quan trọng đối với Ngân hàng, bởi lẽ Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các doanh nghiệp lớn , các công ty nước ngoài và liên doanh với nước ngoài, các tổng công ty nhà nước, đây là cơ hội thu hút vốn lớn với chi phí thấp.

gửi của TCKT dễ thấy nhất là do ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ đã làm đổ nhiều “cây cổ thụ” hàng trăm năm tuổi cuốn trôi theo nhiều Ngân hàng khác và dư chấn của nó đã lan tỏa sang châu Âu và châu Á, không một Ngân hàng nào có thể tránh được cái hiệu ứng mang tính chất Domino này.

Bên cạnh đó, trong điều kiện các NHTM nói chung và các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đang cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra các mức lãi suất và hình thức huy động vốn hấp dẫn thì Chi nhánh cần có các biện pháp tích cực để cải thiện, phát huy tốt hơn nữa thế mạnh này bởi việc tiếp cận nguồn này là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay…

Nguồn tiết kiệm của dân cư thường có sự biến động theo thời điểm ví dụ như vào các đợt cuối năm, đợt vụ mùa,…dân chúng thường rút tiền để phục vụ nhu cầu chi tiêu của mình do đó Ngân hàng cần có lượng vốn cần thiết để đáp ứng chi trả và duy trì hoạt động cho vay của mình.

Tiềm năng về vốn trong dân cư là rất lớn đòi hỏi các Ngân hàng thông minh trong các bước đi để thu hút nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, quá trình CNH-HĐH diễn ra mạnh mẽ thì nguồn vốn dân cư là điểm tựa vững chắc và an toàn nhất thúc đẩy đầu tư trong nước.

Biểu đồ 2.6: Tình hình huy động vốn từ tiền gửi của dân cư và TCKT

ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của Chi nhánh năm 2008, 2009, 2010 và 2011)

Nhìn vào biểu đồ thì TGTK của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi của TCKT trong tổng vốn huy động, tuy nhiên tiền gửi của TCKT thường là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi, chưa đến chu kỳ kinh doanh hoặc là tiền gửi thanh toán, xu hướng

ngày một tăng nhưng tốc độ tăng lại không lớn. Sự biến động này phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất của doanh nghiệp và thu nhập của dân cư cũng như chính sách của bản thân Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho khách hàng đặc biệt là uy tín của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w