Thụy.
Với địa bàn nông thôn ở nhiều khu vực, kể cả miền núi, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản là phương thức làm ăn mới tạo hiệu quả vượt trội. Lúc đầu chỉ là tự phát nhưng sau đó cách làm này được thực hiện có sự hướng dẫn và hỗ trợ đắc lực của ngành Thủy sản.
Thái Thụy là vùng có truyền thống chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi từ trước những năm 2000, nhưng phong trào này thực sự phát triển khi có Nghị Quyết 04 của Tỉnh ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và huyện Thái Thuỵ cũng có Nghị Quyết chuyên đề riêng về chuyển đổi những vùng úng trũng cấy lúa kém hiệu quả, vùng sản xuất năng suất thấp, vùng bãi bồi ven biển sang nuôi trổng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Với lợ i thế có 27 km chiều dài bờ biển, hơn 1.300 ha bãi bồi ven biển, gần 1.000 ha diện tích làm muối kém hiệu quả, gần 5.000 ha diện tích vàn thấp và ao hồ truyền thống, 3.000 ha rừng ngập mặn... Từ năm 2003 đến nay Thái Thụy đã tiến hành tập trung chuyển đổi mục đích sử dụng đất vùng ven biển, ven sông, vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản theo các mô hình như mô hình cá - lúa, VAC tổng hợp, nuôi tôm, rau câu, nuôi cua,... Những địa phương có phong trào chuyển đổi mạnh bao gồm: Thái Thượng, Thái Đô, Thụy Hải, Thụy Trường, Thụy Hồng,...
Theo kết quả thống kê cùa UBND huyện Thái Thuy, từ năm 2003 đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được gần 1.522 ha, trong đó diộn tích mặn, lợ là 542 ha; diện tích mặn ngọt là 980 ha sang đất nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là 1.771 ha, tốc độ tăng trưởng 18%/năm và cho giá tộ thu nhập bình quân ưên 1 ha canh tác la 32,4 triệu đổng/năm. Tính chung, tổng diện tích NTTS mặn, lợ là
1.887 ha, bình quân tăng 8,12% và cho giá trị thu nhập gần 83 triệu đồng/ha/năm.[13] Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang nuôi trổng thuỷ sản đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển