BỐ trí thời vụ và phương thức nuôi hợp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 63)

Như trên đã nói, trong quá trình thực hiện đề tài, đề tài đã có sự kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Việt Nam đã tiến hành thử nghiêm xây dựng 2 mô hình nuôi tôm theo phương quảng canh cải tiến tại xã Thuỵ Trường, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật thì giải pháp bố trí phương thức nuôi và thời vụ nuôi cũng được nhóm đề tài chú ý. Thời điểm nuôi và phương thức nuôi được bố trí như sau:

- Nuôi chuyên tôm sú (tháng 3- tháng 7).

- Tháng 8 đến tháng 1 có thể nuôi cua hoặc nuôi rau câu - Quá trình nuôi tôm sú có thể nuôi xen canh cua biển

Với phương thức nuôi này thì đây có thể là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất tôm ở đầm nuôi cao hơn so với các đầm nuôi tôm khác trong khu vực.

6.3.3. Quản lý và sử dụng thức ăn tôm thích hợp

Quản lý cho ăn là một trong những khâu quan trọng để nuôi tỏm thành công vì thức ẳn là một trong những đầu tư cao nhất, chi phí cho thức ăn thường chiếm khoảng 40% chi phí cho sản xuất.

Kết quả điều tra của đề tài cho thấy, việc sử dụng nguồn thức ăn cho tồm hiện nay ở các đầm nuôi tôm vùng ven biển tỉnh Thái Bình chù yếu bao gồm 2 loại thức ăn:

- Nguồn thức ãn công nghiệp thường được các chủ đầm mua của một số tư thương từ nơi khác mang đến.

- Nguồn thức ăn tự nhiên: Là nguồn thức ăn được các chủ đầm tự chế biến từ các nguồn như tôm, cá,., nhỏ được thu mua từ các chợ về và được băm nhỏ và thả xuống đầm cho tôm ăn. Lượng thức ăn này chiếm tỷ lệ nhỏ và chỉ được một số chù đầm nuôi tôm áp dụng.

Tụy nhiên, cả hai nguồn thức ăn trên đều chưa được các cơ quan chức năng quản lý và giám sát. Do đó nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lan truyển dịch bệnh từ nguồn thức ăn cho tôm là rất lớn.

6.3.4. Giám sát chất lượng nước ao nuôi tôm

Trong mô hình này, việc điểu tiết duy trì một chất lượng nước tốt là vừa để đảm bảo cho rừng ngập mặn trong ao phát triển tốt lại ít ảnh hưởng đến sự phát triển của hải sản là một công viẽc quan trọng.

Việc điều tiết nước trong đầm được thực hiện bởi việc đóng mở các tầng cống đáy theo thuỷ triều, đảm bảo nước ra vào đạt khoảng 50 - 60% so vái lượng nước trong ao.

Khi nước trong ao hạ xuống, cây rừng ngập mặn có thời gian lộ rễ, tạo điều kiện cho quá trình hô hấp, để tồn tại và phát triển thì hải sản sẽ trú ngụ ở các mương sâu trong ao. Mỗi lần thay nước, chất lượng nước trong ao nuôi lại được cải thiện đảm bảo môi trường tốt cho tồm phát triển. Việc điều tiết mực nước trong ao càng sát với thuỷ triều tự nhiên thì sự phát triển của rừng và tính ổn định của môi trưòng càng cao. Nhưng do ao nuôi thường xuyên phải thay nước nên mỗi khi mở cống phải có lưới chắn để ngăn thất thoát tổm và sự xâm nhập của cá giữ.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi tôm, các chủ đầm nuôi tôm có thể tiến hành một số biên pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo các điều kiện môi trường cho tôm phát triển. Các giải pháp kỹ thuật cụ thể như sau:

- Về pH và độ kiềm trong nước cấp và nước trong đầm nuôi: Khi pH xuống thấp và độ kiềm thấp, cần bổ sung vôi và dolomite để điều chỉnh đến mức đô thích hợp. Mỗi lần xử lý chỉ dùng một liều lượng vừa phải, khống dùng 1 lần vì có thể gây xốc cho tôm. Khi pH cao thì sử dụng đường với liều lượng 2 - 3ppm, không dùng quá nhiều sẽ gây thiếu ôxy cho nước

- Đối với các thành phần dinh dưỡng như amoni, tổng nitơ, sulíìde, và COD. Khi nồng độ các chất này cao có thể đùng các chế phẩm sinh học để chuyển hoá thành dạng nitrat và các chất hữu cơ được chuyển hoá thành C 02. Tuy nhiên, khi sử dụng các chế phẩm sinh học đặc biệt chú ý là không được sử dụng các chế phẩm có kèm theo các hoá chất có tính sát trùng. Sử dụng ở liều lượng vừa phải vì rất có thể các chất dinh dưỡng huyền phù sản sinh nhiều ammonia gây thiếu ôxy trong nước làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm

- Về ôxy hoà tan: Nguồn nước và ao nuôi luôn có nguy cơ bị thiếu ôxy hoà tan. Trong quá trình nuôi cần chú ý tăng cường quá trình trao đổi nước nhất là vào các thời điểm sáng sớm hoặc xế chiều

~ Đối với phosphat: Để giảm bớt phosphate cần kích thích sự phát triển của tảo, Tuy nhiên khi tảo phát triển và chết đi, cõ thể sử dụng H202 từ 1 - 2ppm để giải các độc tố cùa tảo. Khi tảo phát triển quá mức thì có thể sử dụng Formalin 2 - 5ppm để ức chế sự pRát triển cửã tảõ, Khống nên đừng clorin, thuốc tím và một số loại kháe để giảm mật độ tảo

- Đối với các vi khuẩn hiếu khí: Nguồn thức ăn dư thừa sẽ được tích luỹ dưới đáy các đầm nuôi tôm gây ảnh hưởng tới chất lượng ao nuôi. Vi khuẩn hiếu khí có tác dụng phân giải nguồn thức ăn dư thừa này. Tuy nhiên, do việc sử dụng các loại hoá chất sát khuẩn sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát ưiển của vi khuẩn hiếu khí trong nước. Để phục hổi vi khuẩn hiếu khí cần bổ sung các chế phẩm sinh học vào ao nuôi theo định kỳ 15 ngày/lần

Trong nghề nuôi tôm, phương châm nói chung là phòng bệnh là chính. Do mật độ thả trong mô hình thấp, môi trường nước luôn được cải thiện nên ít gây bệnh cho tôm, vấn đề là phải tìm được nguồn giống tôm khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh và phải điều tiết kịp thời những yếu tố bất thường ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm tránh cho tôm bị sốc.

Trong quá trình nuôi tôm, khi tôm bị nhiễm bệnh, không sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào để điẻu trị, nếu tôm bị bệnh do vi .khuẩn cũng không nhất thiết sử dụng thuốc kháng sinh vì chúng không gây chết tôm hàng loạt.

Trường hợp tôm bị bệnh đo virus có thể gây chết tồm hàng loạt khi thay đổi môi trường nước, nhất là khi thay đổi thời tiết, Do đó, không nên thay nước mà cần kiểm soát chặt nguồn thức ăn dư thừa và có thể bổ sung Vitamin c vào thức ăn và tăng cường ôxy trong nước bằng các biện pháp khác nhau

6.4. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ BÙN THẢI AO NUÔI TÔM

6.4.1. Xử lý nước thải nuôi tôm

Thái Bình cũng như nhiều tỉnh ven biển trong cả nước, hiện nay do sự phát triển không theo quy hoạch, cùng với sự thiếu quan tâm của nhà quản lý và điều kiện kinh tế của người dân thấp kém nên vấn đề xử lý các chất thải từ các đầm nuôi tôm hầu như không được quan tâm, mặc dù đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và thu nhập của họ.

Hiộn nay, nước thải và các chất thải các từ các đầm nuôi tôm ở khu vực nghiên cứu đểu không được xử lý mà được xả thải trực tiếp ra mương thoát nước có rừng ngập mặn khi thuỷ triều rót. Tuy nhiên, mương thoát nước này cũng lại trở thành mương cấp nước mặn cho các đầm nuôi tôm khi thuỷ triều lên. Vì vậy, khi 1 đầm có dịch bệnh thì tất cả các đầm nuôi tôm trong khu vực cũng bị nhiễm theo. Các chất thải sau khi được thải ra lại quay trở lại cấp cho các đầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước tại các đầm và ảnh hưởng ĩớỉ Sự sỉĩdĩ trưởng và phát: triển của thuỷ-sinh. -Theo điều tra-thi những năm gần đây sản lượng tôm hàng năm thưòng giảm và đồng thời các bệnh của tôm có xu hướng gia tăng. Điều đó đặt yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng được một hệ thống mương cấp và mương thải riêng biệt đáp ứng được tiêu chí an toàn, ổn định lâu dài đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế ngư dân khu vực.

Thái Bình là khu vục có điện tích RNM lớn gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Tại các khu vực nuôi tôm nước lợ vùng ven biển Thái Bình luôn có hệ thống RNM rất phong phú chù yếu là cây bần, trang, sú... Dựa vào các đặc điểm tự nhiên đó, ta có thể tận dụng RNM như một bể lọc tự nhiên để xử lý nước thải từ ao nuôi trước khi thải ra biển.

Hệ thống mương của các đầm sẽ được tách riêng thành mương cấp và mương thoát. Mương cấp nước được lấy trực tiếp từ ngoài biển, còn mương thoát được thiết kế từ khu vực đầm nuôi tôm và cho chảy tràn qua khu vực rừng ngập mặn . Khi đi qua rừng ngập mặn, các chất ố nhiễm có trong nước thải sẽ được thực vật hấp thu toàn bộ bởi hệ thống rừng ngập mặn khu vực.

Đặc trưng của nước thải nuôi tôm là giàu nitơ và photpho là các nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiểt cho thực vật, tuy nhiên nếu không được xử lý tốt sẽ gây hiện tượng phú dưỡng ỉàm ô nhiễm môi trường. Việc đưa nước thải từ các khu hồ đầm nuôi tôm ra rừng không những hạn chế được ô nhiễm môi trường mà còn giúp làm tăng sinh khối rừng ngập mặn. Các hệ thống rừng ngập mặn đều có tính đa dáng sinh học rất cao với nhiều thành phần loài do đó nó có khả năng loại bỏ những chất độc hại trong nước đổng thời cố định thành phần kim loại nặng. Rừng ngập mặn có tác dụng như một bể lọc khổng lổ với chiều dài lOkm đảm bảo lọc sạch các chất thải mà không tốn kém chi phí cho việc xây dựng công trình xử lý.

6.4.2. Xử lý bùn thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau mỗi vụ canh tác hàm lượng các chất ô nhiễm và độc hại trong đất rất lớn tồn tại trong các trầm tích đáy, hàm lượng các chất này tích tụ sau nhiều năm gây ảnh hưởng đến môi trường.

Xử lý bùn luôn là một vấn để khó khăn đối vói tất cả các khu vực nuôi tôm. Sau quá trình nuôi tôm nền đáy của các ao nuôi đặc biột là bùn ao chứa một lượng lớn chất ô nhiễm. Hiện nay, ỏ huyộn Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bùn thải được đổ trực tiếp ra rừng ngập mặn, việc tích tụ một lượng lớn bùn thải như vậy sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến môi trường và sự phát triển của rừng ngập mặn. Vấn đề đặt ra ở đây là phải áp dụng các biện pháp xử lý để giảm thiểu tác động của bùn thải tới môi trường.

Bùn thải của ao nuôi tôm rất giàu N 02", N 03‘, NHA PO43', H2S và một lượng lớn chất hữu cơ. Do đó, việc tận dụng nguồn bùn thải này để sản xuất phân bón đã được một số tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, trong bùn thải vẫn chứa một số là các độc tố gây ra bởi quá trình phân huỷ yếm khí dưới đáy ao. Lượng bùn thải sau khi nạo vét một phần sẽ được phơi khô để khử độc. Thực chất đây là quá trình ôxi hoá và làm bay hơi GấG-khí-đệG^-giảm- thiẩu^tới-mức thấpnhất, hàm -lượng.các. chất hữu cơ trọng bùn. Lựợng bùn sau khi phơi khô được điều chỉnh pH và khử trùng bằng cách bón vôi bột, sau đó đùng lượng bùn này để củng cố bờ ao. Trên bờ ao lúc này ta có thể trồng các loại cây như dừa, hoa hoè, keo lai, keo tai tượng, nhằm cố định, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong bùn vừa tạo thêm thu nhập cho người dân.

Lượng lớn bùn còn lại được xử lý theo phương pháp ủ phân hiếu khí để sản xuất phân bón, bùn thải được trộn lẫn với rơm lúa đã được băm nhỏ với lượng tuỳ theo để đạt được tỷ lệ.C/N = 25 - 30. Hỗn hợp bùn rơm sẽ được tưới nước ngọt hằng ngày để duy trì độ ẩm từ 50 - 70%. Nhiệt độ ủ phải duy trì ưong khoảng 20 - 45°c, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Hỗn hợp bùn rơm được đảo trộn hàng tuần, sau 8 - 9 tuần là có thể đem ra sử đụng.

KẾT LUẶN VÀ KIẾN NGHỊ í

1.1. Hiện trạng nuôi tôm

Hiện nay, không chỉ riêng Thái Thuỵ mà hầu như ở tất cả các vùng ven biển nói chung, các mô hình nuôi tôm chù yếu là riuôi QC; QCCT; BTC và TC. Trong đó mô hình nuôi QC là mô hình đòi hỏi diện tích nhiều nhất (thông thường > lOha cho mỗi đầm nuôi) và chủ yếu là dựa vào tự nhiên nên năng suất và thu nhập của các đầm nuôi tôm này thường thấp hơn so với các mô hình khác và có xu hướng giảm nhanh chóng sau một vài năm nuôi. Do đó, đây là loại mô hình nuôi đễ dẫn đến tình trạng bị bỏ hoang hoặc được chuyển sang hình thức nuôi cao hơn là nuôi QCCT

Xét về hiệu quả kinh tế giữa các mô hình nuôi thì mô hình nuôi, lợi nhuận ròng thu được từ nuôi tôm càng cao khi mức độ thâm canh tăng, nghĩa là lợi nhuận ròng cao nhất đạt được ở mức độ nuôi thâm canh (bình quân 32.555.000đồng/ha) và thấp nhất là ở mô hình nuôi quảng canh 3.830.000đồrig/ha). Tuy nhiên nếu xét theo mức độ hoàn vốn thì nuôi theo hình thức QCCT và BTC có mức độ hoàn vốn nhanh hơn (3 năm) so với nuôi quảng canh và thâm canh (4 năm).

1.2. Tác động của nuôi tôm tới môi trường nước

Nhìn chung, chất lượng môi trường khu vực đang có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực do hoạt động nuôi tôm mang lại. Ở hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều cho thấy, càng vể cuối vụ tôm, chất lượng môi trường càng xấu đi Cụ thể:

- Đô mặn có sự biến đổi một cách rõ rệt theo thời gian và phụ thuộc nhiều vào chế độ dòng chảy và thời tiết. Càng về cuối vụ tôm (nghĩa là càng về mùa mưa), độ mặn càng giảm. Ngoài ra, không có sự khác biột nhiều giữa độ mặn của các mô hình nuôi tôm với độ mặn của nước vùng cửa sông.

- BOD5 biến động rất lớn giữa các tháng và tăng dần theo mức độ thâm canh và thời gian nuôi từ đầu vụ đến cũôi vụ nuôi vắ cũng tăng dồn theo các năm. Đặc biệt hám lượng H2S ở tất cả các mẫu phân tích tại các thời điểm khác nhau đều cao hơn so với TCCP. Hàm lứợng BOD5 ở mô hình QCCT từ 6,95 -13,6 mg/1; BTC từ 6,95 - 15,8 mg/1 và TC từ 7,4 - 19,2mg/l

1.3. Sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

- Hàm lượng các nguyên tố kim loại trong trầm tích đầm đểu cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn TCVN 7902 - 2002 đối với đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp, Cụ thể là hàm lượng Cutó, Pbu, Cd,3, Zn(s cao hem tiêu chuẩn cho phép lần lượt từ 3,24 - 6 ; 3,08 -4,9; 9 -17; 1,28 - 1,36 lần.

- Sự tích tụ kim loại nặng trong trầm tích các đầm nuôi tôm tăng đần theo từng năm và theo mức độ thâm canh. Tại trầm tích hệ thống mương thải và trầm tích RNM lượng kim loại nặng được tích lũy cao hưn so với Irong các đấm. Mảu đất đối chứng trên đê có hàm lượng kim loại nặng thấp nhất nhưng hai chỉ tiêu Pbls và Cu,s vẫn cao hơn so vói tiêu chuẩn cho phép.

1.4. Mô hình nuôi tôm bền vững

Trên cơ sỏ kết quả nghiên cứu về những tác động môi trường, phân tích hiệu quả kinh tế đối với các mô hình nuôi tôm cho thấy phương thức nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến (lâm ngư kết hợp) là mô hình có hiệu quả kinh tế cao và bền vững về môi trường và sinh thái.

2. KIẾN NGHỊ

- Để hoạt động nuôi tôm được phát triển một cách bền vững trước hết đòi hỏi phải có những chính sách quản lý hợp lý vừa định hướng cho hoạt động nuôi tôm được phát triển vừa đảm bảo diện tích rừng phòng hộ ven biển và đồng thời phải có những giải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 63)